Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sắp lễ trong cúng Rằm tháng Bảy thế nào?

Kinhtedothi - Vào dịp Rằm tháng Bảy Âm lịch, các gia đình thường dâng lễ lên ban thờ cúng cho những chân linh gia tiên được siêu thoát. Nhưng việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Bảy thế nào cho đúng là điều mà không phải ai cũng hiểu được tường tận.
Theo giáo lý nhà Phật, cúng Rằm tháng Bảy theo dân gian Lễ Vu lan - Báo hiếu. Ngày nay, nhiều người chỉ thắp hương trái cây tại nhà, còn lại là ra chùa làm lễ. Nhưng vẫn còn khá nhiều gia đình vẫn giữ nếp xưa cúng Rằm tháng Bảy tại nhà. Dù là theo lễ nghi nhà Phật, hay tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thì việc cúng Rằm tháng Bảy ở mỗi gia đình đều có 4 lễ, gồm: Lễ Phật, lễ thần linh (thổ công), lễ gia tiên, và lễ thí thực (cúng chúng sinh). Với mỗi 1 lễ cúng đều mang một ý nghĩa khác nhau, do đó việc sắp lễ cũng khác nhau.
Lễ Phật: Chỉ cần một đĩa trái cây ngũ quả và hoa tươi có thể dâng lễ Phật. Nếu gia đình nào có điều kiện hơn thì sắp thêm mâm xôi và chè, gồm: 1 đĩa xôi và 5 bát chè. Gia đình có điều kiện nữa thì sắp mâm cơm chay cúng dường Phật. Khi làm lễ Phật tại nhà tốt nhất là đọc một khoá Kinh Vu Lan để hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
 Mâm cơm lễ gia tiên tại nhà.

Lễ cúng thần linh (thổ công) tại nhà: Mỗi gia đình đều có một vị thần linh hay còn gọi thổ công cai quản diện tích đất của căn hộ đó. Theo tục lệ cổ truyền của dân tộc, trong Lễ Vu Lan người ta sắp lễ cúng thần linh để tạ ơn vị thần cai quản đất đai cho gia đình được bình an. Lễ cúng chỉ cần 1 con gà trống luộc để nguyên con, 1 đĩa xôi và rượu. Đồ mã là một ông ngựa đỏ.
Lễ gia tiên: Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian còn gọi là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội về với gia đình. Con cháu làm mâm cơm, canh như ngày thường trong gia đình ăn món gì có thể cúng món đó.
Trong ngày cúng xá tội vong nhân, người mất được hoan hỉ về với gia đình con cháu, vì thế nhiều người đã mua biếu quần áo, giày dép, các vật dụng sử dụng trong gia đình. Con cháu cầu chúc cho chân linh an lạc và độ trì cho mọi người gặp nhiều may mắn, hạnh phúc và phồn vinh.
Lễ chúng sinh: Cả năm chỉ có dịp Lễ Vu Lan mới có Lễ cúng Cô Hồn (cúng chúng sinh). Theo tục lệ cổ truyền của dân tộc, ngày Lễ Vu Lan là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội về với gia đình, nhưng cũng có chân linh không nhà, không cửa, chết dọc đường do nhiều nguyên nhân mà không người thân đến nhận. Các vong linh lang thang khắp nơi và tìm vào các gia đình nương tựa xin bố thí.
Do vậy, trong dịp Lễ Vu Lan nhiều gia đình đã làm Lễ cúng chúng sinh, hay (Lễ Xá tội vong nhân, Lễ cúng Cô Hồn, Lễ Thí thực). Là Lễ Thí thực, trong lễ này chỉ cần mua ít khoai, ngô, sắn, bỏng lẻ, bánh, kẹo (không có túi), trái cây lại nhỏ không cành, cháo hoa, muối, tiền vàng, quần áo dâng lễ cho những chúng sinh không nơi nương tựa khi ra khỏi cửa ngục. Cầu xin cho họ được siêu thoát và độ trì cho gia đình bình an. Trong quan niệm dân gian, Lễ Thí thực cho người mất dưới âm phủ cũng giống việc làm từ thiện ở trên trần gian, đó là đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 Chợ ngày Rằm không quá đống như mọi năm. Nhiều gia đình đã đi chùa cầu siêu cho chân linh.

Lễ ngày Rằm tháng Bảy không nhất thiết phải làm lớn, cầu kỳ sính lễ mà tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Chỉ cần sắp lễ đúng, nhất tâm phụng thỉnh là thể hiện sự tôn kính với Phật pháp, thần linh, gia tiên và giữ được nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mỗi gia đình Việt.
Trong dịp Rằm tháng Bảy năm nay, mọi thực phẩm, trái cây, hoa vẫn giữ giá như ngày thường. Các loại mã để dâng tiến cho chân linh thì còn giảm giá do năm nay nhiều người đi lễ chùa cầu siêu, ít cúng ở nhà.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ sạt lở công trường thi công thuỷ điện tại Lai Châu

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ sạt lở công trường thi công thuỷ điện tại Lai Châu

16 May, 10:37 PM

Kinhtedothi- Liên quan đến việc sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc địa bàn xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 66/CĐ-TTg ngày 16/5/2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả sự cố này gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Công Thương; Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Văn phòng Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lai Châu, Nghệ An.

Hải Dương: hộ dân xây tường chắn ngang đường đã được đền bù 

Hải Dương: hộ dân xây tường chắn ngang đường đã được đền bù 

16 May, 10:34 PM

Kinhtedothi -UBND TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương) vừa hoàn tất việc chi trả bồi thường cho hộ ông Nguyễn Văn Úy, liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường nối phường Văn Đức với Khu công nghiệp Cộng Hòa. Tổng số tiền bồi thường lên tới hơn 1,74 tỷ đồng, bao gồm đất đai, tài sản, cây cối và hoa màu bị ảnh hưởng.

Lai Châu: sạt lở công trường thủy điện, nhiều người thương vong

Lai Châu: sạt lở công trường thủy điện, nhiều người thương vong

16 May, 06:11 PM

Kinhtedothi- Một vụ sạt lở khiến nhiều người thương vong đã xảy ra sáng nay (ngày 16/5) tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (Lai Châu). Đến thời điểm hiện tại, các công tác cứu hộ và xác định nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được tiến hành.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ