Sau sắp xếp, các bộ, ngành tinh giản hơn 22.300 biên chế
Kinhtedothi-Sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, kết quả số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người, đạt khoảng 20%.
Theo thông tin về tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và quý I/2025 do Bộ Nội vụ vừa công bố, nhiệm vụ cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đã có những kết quả tích cực.
Trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW năm 2017.
Quý I/2025, Quốc hội đã thông qua một số luật và nghị quyết, đặc biệt là Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 (2021-2026) và kiện toàn 6 chức danh thành viên Chính phủ (gồm 2 phó thủ tướng và 4 bộ trưởng).
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 17 bộ, ngành (gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ), giảm 5 bộ, ngành so với trước đây, trong đó thành lập 6 bộ mới và giữ nguyên 11 bộ, ngành.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp các bộ, ngành khẩn trương xây dựng đề án, văn bản quy định liên quan sắp xếp bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; kịp thời hướng dẫn các địa phương thực hiện sắp xếp tinh gọn các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
Về tổ chức bên trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đã giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương, giảm 519 cục và tổ chức tương đương, giảm 219 vụ và tổ chức tương đương, giảm 3.303 chi cục và tương đương chi cục, giảm 203 đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong năm 2024, kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nhà nước các cấp, tại 63 tỉnh, thành phố tiếp tục giảm 12 tổ chức chi cục, phòng và tương đương của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 29 tổ chức phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện. Lũy kế đến hết tháng 12/2024, đã giảm 13 sở và tương đương, 2.613 tổ chức cấp phòng và tương đương ở địa phương.
Các địa phương thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp phân quyền và quản lý biên chế là Hưng Yên, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh, Đồng Nai, Kon Tum, Quảng Ngãi, An Giang, Hậu Giang, Sơn La, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đáng chú ý, kết quả thực hiện tinh giản biên chế công chức, viên chức của bộ, ngành, địa phương đạt tổng số 16.149 người (trong đó bộ, ngành là 217 người, địa phương 15.932 người).
Sau sắp xếp tổ chức bộ máy tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, kết quả số lượng biên chế tại các bộ, ngành giảm khoảng 22.323 người, đạt khoảng 20%.
Các bộ, ngành, địa phương về cơ bản đã sử dụng đúng số biên chế được giao, không vượt quá số biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện lộ trình tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

Bộ Nội vụ tiếp tục thanh tra công tác cán bộ
Kinhtedothi -Bộ Nội vụ tiếp tục xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ... liên quan công tác cán bộ trong năm nay. Đó là một nội dung đáng chú ý tại Kế hoạch cải cách hành chính của Bộ Nội vụ năm 2025 vừa được ban hành.

Hà Nội: ủy quyền Sở Nội vụ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ủy quyền Sở Nội vụ cấp, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm và thực hiện xác nhận rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thuộc TP từ ngày 29/3 đến hết ngày 31/12/2025.
Khẩn trương, sẵn sàng cho hoạt động đồng bộ toàn hệ thống chính trị sau sắp xếp
Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, kể từ 1/5/2025, khối lượng công việc sẽ rất lớn khi 63 tỉnh, TP gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ để trình UBTV Quốc hội và Quốc hội cùng thời điểm, đòi hỏi Bộ tích cực phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn các bộ, ngành điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để bảo đảm việc vận hành của chính quyền địa phương hai cấp.