Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sau sự cố sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai: Còn nhiều cầu va là sập

Kinhtedothi - Thời gian vừa qua, liên tiếp những vụ tàu, xà lan đâm vào các cây cầu bắc qua sông gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế khiến dư luận không khỏi lo lắng.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, hiện đang tồn tại không ít những cây cầu đứng trước nguy cơ cứ đâm là sập.

Thấp thỏm nỗi lo sập cầu

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cả nước có 427 cầu nằm trong các tuyến vận tải đường thủy nội địa, trong đó có 64 cầu thuộc diện ưu tiên cần nâng cấp, 5 cầu được liệt vào danh sách đặc biệt phải nâng cấp ngay gồm cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Chui, cầu Bình Lợi và cầu Ghềnh. Đây hầu hết là những cây cầu đã có tuổi đời hơn một thế kỷ, có độ tĩnh không thấp, khu vực sông nơi cầu bắc qua hẹp, nước chảy xiết... không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của các phương tiện đường thủy cỡ lớn.
Cầu Long Biên - một trong 5 cầu được liệt vào danh sách đặc biệt phải nâng cấp.  	Ảnh: Phạm Hùng
Cầu Long Biên - một trong 5 cầu được liệt vào danh sách đặc biệt phải nâng cấp. Ảnh: Phạm Hùng
Trong khi đó, theo ông Phạm Minh Nghĩa - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam, đến thời điểm này, trên nhiều tuyến sông đã xuất hiện những đội tàu, xà lan với tải trọng 500, 700, 800, thậm chí 1.000 tấn để chạy chở vật liệu hoặc container…, trong khi những cây cầu thuộc diện nguy hiểm đặc biệt hiện nay có độ tĩnh không rất thấp chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động của các tàu có tải trọng khoảng… 200 tấn. Do đó, nếu các thuyền viên chủ quan, lơi là, không tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo ATGT đường thủy thì va chạm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là những cây cầu nằm trong danh sách đặc biệt cần phải nâng cấp.

Tập trung điều tiết giao thông

Theo Bộ GTVT, hiện ở miền Bắc có nhiều tuyến sông đủ điều kiện cho phép tàu có trọng tải 1.000 - 2.000 tấn lưu thông nhưng không thể cấp phép được do khoảng tĩnh không của các cầu vượt sông quá thấp. Điển hình như cầu Đuống (sông Đuống), Long Biên (sông Hồng), cầu đường sắt sông Đào Hạ Lý, cầu đường sắt Ninh Bình (sông Đáy)… Được biết, Cục Đường thủy nội địa đã đề xuất có lộ trình dỡ bỏ hoặc nâng cấp các cầu có khoang thông thuyền không đảm bảo kỹ thuật. Cùng đó, khi xây dựng cầu mới hoặc cải tạo cầu cũ phải tính đến quy hoạch phát triển vận tải thủy; điều chỉnh trong quy hoạch với việc nâng hoặc hạ cấp sông để phù hợp với thực tế hệ thống cầu… Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn.

Do đó, theo nhiều chuyên gia, trong thời gian chờ bố trí vốn, để ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra đâm va, điều quan trọng nhất là các đơn vị có chức năng cần tập trung tổ chức phân luồng cho hợp lý, thậm chí là phải điều tiết quanh năm, đặc biệt là những cây cầu có nguy cơ cao. Kiên quyết không cho các loại tàu, xà lan có tải trọng, kích thước vượt độ tĩnh không của cầu di chuyển qua. Cùng với đó, các lực lượng chức năng phải tăng cường cảnh báo, tuần tra kiểm soát xử lý những thuyền viên không chấp hành các quy định về đảm bảo ATGT đường thủy.
Hiện, miền Bắc có 10 cầu có nguy cơ cao cần nâng cấp để giảm nguy cơ va chạm: Cầu Hồ (sông Đuống), cầu đường sắt Bắc Giang (sông Thương); cầu Ninh Bình (sông Đáy), cầu Xe hỏa (sông Đào Hạ Lý), cầu Bình (sông Kinh Thầy), cầu Long Biên (sông Hồng), cầu Đuống (sông Đuống), cầu Triều Dương (sông Luộc), cầu Quần Liêu (kênh Quần Liêu), cầu Sông mới (sông Kênh Khê).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

Đồng Nai: xe né trạm thu phí T2 trên Quốc lộ 14 gây mất an toàn giao thông

14 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Thực trạng xe cơ giới đua nhau né trạm thu phí T2 thuộc Quốc lộ 14, xã Đồng Tâm, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra nhiều năm nay. Mỗi ngày ước tính hàng trăm lượt xe né trạm ở mỗi chiều, gây thất thu lớn cho doanh nghiệp BOT, đặc biệt là nguy cơ tạo điểm nóng mất an toàn giao thông…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ