Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sẽ ưu tiên chỉ tiêu tín dụng với ngân hàng giảm lãi suất thực chất

Kinhtedothi - NHNN vừa ban hành Công văn số 5901/NHNN-TD về thực hiện giảm lãi suất, và miễn phí dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, NHNN yêu cầu việc triển khai các chương trình giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ cần đảm bảo thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể.

Cụ thể, NHNN yêu cầu chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tổ chức tín dụng thực hiện cam kết đồng thuận giảm lãi suất cho vay theo kế hoạch đã đăng ký với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. Điều này nhằm giữ uy tín của mỗi ngân hàng và toàn ngành trước người dân, doanh nghiệp và xã hội.

"Việc triển khai các chương trình giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ cần bảo đảm thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể. Đồng thời, thông tin cụ thể về chính sách giảm lãi suất, giảm phí dịch vụ để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ của ngân hàng" - NHNN yêu cầu. Đáng chú ý, các chính sách giảm lãi suất cho vay, miễn giảm phí dịch vụ của ngân hàng thương mại phải báo cáo kết quả thực hiện định kỳ mỗi tháng về NHNN. 

NHNN sẽ công bố công khai kết quả thực hiện cam kết giảm lãi suất, giảm phí của từng ngân hàng và tăng cường công tác giám sát bằng nhiều biện pháp.

Trên cơ sở giám sát việc thực hiện giảm lãi suất, phí này, NHNN sẽ xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng vào năm 2022. Từ nay đến cuối năm, NHNN cũng nêu rõ sẽ định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng trên cơ sở năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh, trong đó ưu tiên những ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Mới đây, dưới sự định hướng và chỉ đạo của NHNN, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức họp 16 tổ chức tín dụng và tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, với nguồn lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, tùy quy mô ngân hàng. Riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV ngoài gói hỗ trợ chung đã đồng thuận nhất trí mỗi ngân hàng giảm 1.000 tỷ đồng tiền lãi suất cho các doanh nghiệp, người dân ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và các địa phương gặp khó khăn nhất do dịch Covid-19 đang phải thực hiện giãn cách, chống dịch theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

Bỏ room tín dụng, tăng tính chủ động, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh

15 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng. Đây là bước đi phù hợp giúp tăng tính chủ động cho ngân hàng. Làm sao để vừa thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vừa bảo vệ được sự an toàn, ổn định của hệ thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ