Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Serbia đưa ra lập trường trước điều kiện gia nhập của EU

Kinhtedothi - Bộ trưởng giám sát hợp tác kinh tế quốc tế Serbia, Nenad Popovich cho biết nước này sẽ không bao giờ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga bất chấp việc EU yêu cầu phải làm điều này nếu muốn gia nhập khối.

Sau khi xung đột Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Chính phủ Serbia cho biết dù ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng họ sẽ không áp đặt các hạn chế kinh tế đối với Nga do mối quan hệ gần gũi giữa hai bên.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Vedomosti của Nga vào sáng thứ Năm (ngày 15/8), ông Popovich cho biết Serbia theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương, phát triển hợp tác với châu Âu, châu Á cũng như các quốc gia Hồi giáo. Do nằm gần các quốc gia thành viên EU, quốc gia vùng Balkan này đang ưu tiên hướng đến việc tham gia khối này.

Bộ trưởng giám sát hợp tác kinh tế quốc tế Serbia, Nenad Popovich. Ảnh: RT

Tuy nhiên, bộ trưởng cho biết EU không đối xử với Serbia giống như những quốc gia muốn gia nhập khác. Ông nói thêm điều kiện tiên quyết của Brussels là Belgrade phải áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga và ngừng hợp tác với nước này.

“Moscow không có gì phải lo lắng, Serbia sẽ không bao giờ áp đặt lệnh trừng phạt. Không có áp lực nào đủ sức thay đổi lập trường của chúng tôi ” - vị quan chức này nhấn mạnh.

Ông nói thêm đại đa số người dân Serbia phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với Nga và điều này đã được chứng minh từ các cuộc thăm dò ý kiến.

Khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai bên, ông viện dẫn thương mại song hai phương Nga-Serbia đã đạt 4,28 tỷ USD vào năm 2022. Ông cho biết hai bên đã đạt được thành tựu đáng kể trong các dự án phát triển chung ở những lĩnh vực như: năng lượng, cơ sở hạ tầng và đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng, những mối quan hệ kinh tế này dựa trên mối quan hệ chính trị sâu sắc, với việc Nga ủng hộ Serbia trong những vấn đề quan trọng.

“Mối quan hệ của chúng tôi mang tính chiến lược và hữu nghị” – ông Popovich kết luận.

Vào tháng 4, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định bất chấp mọi áp lực bên ngoài, quan điểm ủng hộ Nga vẫn được quốc gia này duy trì trong suốt quãng thời gian diễn ra xung đột.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kế hoạch áp thuế khủng của Mỹ với dầu Nga chỉ là “đòn gió”?

Kế hoạch áp thuế khủng của Mỹ với dầu Nga chỉ là “đòn gió”?

02 Jul, 06:28 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia cảnh báo, dự luật Mỹ dọa áp thuế 500% với khách hàng nhập khẩu dầu Nga, thay vì gây tổn hại cho Moscow, nhiều khả năng có thể phá vỡ quan hệ của Washington với các đối tác thương mại quan trọng như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

"Bất ngờ" lý do chủ tịch Fed chưa hạ lãi suất

"Bất ngờ" lý do chủ tịch Fed chưa hạ lãi suất

02 Jul, 04:13 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố sẽ không vội vàng hạ lãi suất, với lý do thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm phức tạp dự báo lạm phát trong nước.

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

02 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi - Sau gần hai năm gián đoạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ nối lại liên lạc qua cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, hé lộ những tính toán ngoại giao mới liên quan đến Ukraine, Iran và an ninh châu Âu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ