Siết chặt quản lý phòng khám tư nhân: không để lọt lưới vi phạm y tế
Kinhtedothi - Trước thực trạng một số phòng khám tư nhân hoạt động không tuân thủ quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe nhân dân, Sở Y tế Đà Nẵng đã ban hành văn bản chấn chỉnh toàn diện hoạt động hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) trên địa bàn. Văn bản do ông Mai Văn Mười - Phó Giám đốc Sở Y tế ký, thể hiện rõ tinh thần chủ động, kiên quyết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực y tế tư nhân.

Sở Y tế Đà Nẵng ban hành văn bản chấn chỉnh toàn diện hoạt động hành nghề KBCB trên địa bàn.
Trong thời gian qua, qua theo dõi và phối hợp với cơ quan chức năng, Sở Y tế Đà Nẵng phát hiện một số cơ sở KBCB có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng như: sử dụng chứng chỉ hành nghề giả, hành nghề không giấy phép, mạo danh bác sĩ để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, quảng cáo sai sự thật, vượt quá phạm vi chuyên môn được cấp phép… Các hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người dân.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, Sở Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở KBCB trên địa bàn nghiêm túc tuân thủ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, Nghị định 96/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, các cơ sở chỉ được phép hoạt động khi có đầy đủ giấy phép, nhân lực đúng chuyên môn, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chỉ thực hiện các kỹ thuật phù hợp với phạm vi được cấp phép.
Đối với người hành nghề, Sở nhấn mạnh: chỉ được phép hành nghề sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng hành nghề chui, hành nghề vượt quá chuyên môn. Với các trường hợp người nước ngoài hành nghề, các cơ sở cần đặc biệt lưu ý về giấy phép lao động, sử dụng đúng ngôn ngữ, đúng vị trí công việc và đảm bảo trật tự an ninh.
Ngoài ra, công văn cũng yêu cầu các cơ sở y tế công lập kiểm soát chặt việc hành nghề ngoài giờ của viên chức, cập nhật kịp thời các quy định mới đến đội ngũ y bác sĩ, không để cán bộ công chức vô tình tiếp tay cho các hoạt động trái phép.
Sở Y tế cũng đề nghị UBND các xã, phường chủ động tăng cường truyền thông để người dân chỉ lựa chọn dịch vụ y tế tại các cơ sở đã được cấp phép; phối hợp chặt chẽ trong việc cấp đăng ký kinh doanh, tránh đặt tên gây nhầm lẫn với phòng khám hợp pháp; tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai kết quả để cảnh báo cộng đồng.
Thông tin về các cơ sở KBCB được cấp phép hiện đã được Sở Y tế công khai tại địa chỉ: https://opendata.danang.gov.vn/.

Danh sách hành nghề y - khám chữa bệnh tại thành phố Đà Nẵng.
Việc ban hành công văn chấn chỉnh kịp thời của ông Mai Văn Mười - lãnh đạo ngành Y tế thành phố - là động thái cần thiết và quyết liệt, thể hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý trước yêu cầu siết chặt kỷ cương, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong bối cảnh hành nghề y tế tư nhân đang phát triển nhanh nhưng còn nhiều lỗ hổng pháp lý.
Báo Kinh tế & Đô thị sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin về quá trình triển khai thực hiện chỉ đạo này trên thực tế.

Lật tẩy phòng khám “quốc tế” rởm ở Đà Nẵng: bác sĩ giả, moi tiền bệnh nhân
Kinhtedothi - Dưới vỏ bọc “dịch vụ y tế chất lượng cao”, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng đã tiếp tay cho những hành vi giả danh bác sĩ, “vẽ bệnh” moi tiền bệnh nhân. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng đã khởi tố 7 đối tượng liên quan, bước đầu làm rõ hành vi chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng từ người dân.

Đề nghị Hà Nội kiểm tra phòng khám “ma” sản phụ khoa Thu Hương
Kinhtedothi - Ngày 12/7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế đã có công văn số 1048/KCB-QLHN gửi Sở Y tế Hà Nội về việc kiểm tra, báo cáo vụ việc xảy ra tại phòng khám sản phụ khoa Thu Hương tại địa chỉ 44 Thợ Nhuộm, phường Cửa Nam.

Bắc Ninh: bệnh nhân phản ánh phòng khám nâng giá điều trị, giữ hồ sơ để ép tái khám
Kinhtedothi - Hai bệnh nhân từ TP Hải Phòng gửi đơn khiếu nại đến Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh phản ánh Phòng khám Đa khoa quốc tế Việt Sing có dấu hiệu bất thường trong khám chữa bệnh, thu phí cao hơn tư vấn và để bác sĩ không đúng chuyên môn thực hiện tiểu phẫu.