Kinhtedothi - Liên quan đến vụ việc thầy giáo Văn Bá Xuân, nguyên là giáo viên và giám thị của Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân (TP Biên Hòa) viết đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng, Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai vừa có công văn yêu cầu nhà trường giải quyết sự việc.
Theo đó, Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai cho biết, ngày 10/9/2024 đã nhận được đơn kêu cứu của ông Văn Bá Xuân, nguyên là giáo viên và giám thị của Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân.
Trong đơn, ông Xuân phản ánh rằng Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân không chi trả đầy đủ tiền lương tháng 6 và tháng 7/2024 cho ông, không cung cấp bữa ăn trưa, và chưa đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định.
Sau khi nghiên cứu nội dung đơn của ông Xuân, căn cứ theo khoản 1, Điều 15 và Điều 19 của Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/2/2018 của Chính phủ, quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, và an toàn, vệ sinh lao động, Thanh tra Sở nhận định rằng nội dung đơn thuộc quyền giải quyết lần đầu của người sử dụng lao động.
Văn bản của Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai về vụ việc.
Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân căn cứ vào các quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như các thỏa thuận với người lao động, để giải quyết nội dung đơn theo thẩm quyền. Đồng thời, nhà trường phải trả lời người lao động và báo cáo kết quả giải quyết bằng văn bản về Thanh tra Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai trước ngày 30/10/2024.
Trước đó, báo Kinh tế & Đô thị đã phản ánh về trường hợp của ông Văn Bá Xuân, người đã làm giáo viên và giám thị trong 25 năm tại Trường TH-THCS-THPT Bùi Thị Xuân. Trong đơn cầu cứu gửi đến báo, ông Xuân cho biết đã giảng dạy và làm công tác giám thị, tổng giám thị suốt 25 năm tại trường, từ khi trường mới thành lập cho đến nay.
“Tôi làm việc 2 buổi từ 6 giờ 15 đến 16 giờ 30, nhưng nhà trường cắt suất ăn trưa và lương giảm từ hơn 14 triệu đồng/tháng xuống còn 11 triệu đồng/tháng. Điều này khiến tôi rất buồn và ảnh hưởng đến sức khỏe”- thầy Xuân chia sẻ.
Vào tháng 7/2024, ông Xuân đã gặp ông Trần Thanh Xuân - Chủ trường, và cô Hiệu trưởng để trình bày về việc thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông chỉ là 22 năm 10 tháng, trong khi ông đã làm việc gần 25 năm. Tiền bảo hiểm đóng quá thấp dẫn đến nhiều giáo viên về hưu nhận lương hưu không đủ sống. Chủ trường học đã yêu cầu ông Xuân làm đơn xin nghỉ việc và hứa sẽ giải quyết các khoản tiền thiếu.
Ông Xuân cho biết vì bức xúc nên ông đã viết đơn xin nghỉ việc. Trong đơn, ông yêu cầu nhà trường xem xét hỗ trợ 500 triệu đồng, vì nhà trường đã hứa sẽ xem xét hỗ trợ nếu ông làm đơn xin nghỉ việc. Sau đó, ông Xuân nghĩ rằng mình có lỗi vì từ những thông tin bức xúc của mình đã thu hút nhiều bình luận, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của nhà trường. Do nhớ trường và học trò, ông đã viết thư xin lỗi và bày tỏ nguyện vọng muốn được quay lại làm việc.
Kinhtedothi - Công nhân Công ty TNHH August Sports (thuộc khu công nghiệp Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) phản ánh trong phần thịt của bữa trưa ngày 2/10/2024 tại Công ty phát hiện có "sinh vật lạ".
Kinhtedothi - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai vừa công bố Kết luận thanh tra số 102/KL-TTr liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai và việc ký kết, thanh lý hợp đồng giao khoán tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (QLRPH) Xuân Lộc.
Kinhtedothi - VKSND tỉnh Đồng Nai vừa truy tố 8 bị can trong vụ án xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai. Trong đó, bị can Trần Minh Hùng (nguyên Hiệu trưởng trường) và 6 bị can khác cùng bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục
Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.
Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.