Thế giới đang ngày càng xuất hiện thêm nhiều các tòa nhà nhà chọc trời. Số liệu Hội đồng Nhà cao tầng và cuộc sống đô thị cho biết, khoảng hơn 230 tòa nhà cao tầng với chiều cao thấp nhất 200m dự kiến sẽ hoàn thành trong năm nay, trong đó số lượng nhà chọc trời tại Trung Quốc chiếm 60% tổng số nhà cao tầng trên thế giới. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á và Trung Đông cũng góp phần quan trọng đóng góp gia tăng mạnh số lượng nhà chọc trời.
Kinh tế nhiều nước châu Á tăng trưởng mạnh mẽ, số lượng dân số trẻ ngày một cao khiến ngày số lượng nhà chọc trời xuất hiện ngày càng nhiều tại châu lục này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng số lượng nhà chọc trời quá nhanh cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thời gian sắp tới. Một số chuyên gia dự báo hoạt động xây dựng nhà chọc trời tại Trung Quốc sẽ chững lại trong năm 2019, tùy thuộc vào tình trạng thị trường bất động sản tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Báo cáo của Hội đồng Nhà cao tầng và cuộc sống đô thị đánh giá số liệu của số lượng những tòa nhà chọc trời, khách sạn và nhiều loại công trình khác từ trên 40 tầng dự kiến được hoàn thành trong năm 2018. Theo đó, số lượng tòa nhà chọc trời trên thế giới nhiều khả năng sẽ đạt mức tăng trưởng năm thứ 6 liên tiếp trong năm nay. Tổng số nhà chọc trời trên thế giới sẽ đạt hơn 1.500 tòa vào thời điểm cuối năm 2018, tăng 3 lần so với thời điểm năm 2008 khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cũng theo Hội đồng Nhà cao tầng và cuộc sống đô thị, số lượng siêu cao ốc trên toàn thế giới dự kiến hoàn thành 170 tòa trong năm 2019 và sẽ giảm xuống còn 80 nhà cao tầng đến năm 2020.
Chỉ riêng tại Trung Quốc trong năm nay sẽ có đến 130 tòa nhà cao tầng dự kiến được hoàn thành, tăng 70% so với năm ngoái. Kể từ năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích xây dựng nhà ở nhằm kích thích nền kinh tế, vì vậy hoạt động xây dựng mở rộng tại khắp các TP lớn như, Bắc Kinh, Thượng Hải và Hồng Kông.
Trung Quốc là quốc gia sở hữu 9 trong 10 tòa nhà cao nhất thế giới dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018. Trong đó, tòa nhà China Zun tại thủ đô Bắc Kinh với độ cao 528m là tòa nhà cao nhất thế giới, dự kiến sẽ thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến thuê làm văn phòng.
Tòa nhà thấp nhất trong nhóm này cũng cao 343m, vẫn cao hơn tháp Abeno Harukas ở Osaka, vốn được xếp là tòa nhà cao nhất Nhật Bản.
Bên cạnhTrung Quốc, dự kiến sẽ có 40 tòa nhà chọc trời được hoàn thành tại châu Á trong năm nay, tăng nhẹ so với năm 2017. Các TP gồm Kuala Lumpur, Taipei và Bangkok đều có thêm nhiều tòa nhà siêu cao, cùng với 3 tòa nhà cao tầng khác được hoàn thành tại Mumbai và một số TP khác của Ấn Độ.
Riêng tại Nhật Bản, dự kiến không có tòa nhà chọc trời nào được hoàn thành trong năm nay do nguy cơ động đất tăng cao đã làm giảm nhu cầu đối với các siêu cao ốc.
Số lượng nhà chọc trời được xây dựng tăng nhanh tại châu Á cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng tại khu vực này. Nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á dự kiến tăng trưởng 6,5% trong năm 2018, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kỳ vọng 3,9% của kinh tế thế giới năm 2018, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ thế giới.
Tại Trung Đông, ước tính khoảng 30 tòa nhà chọc trời đang được xây dựng, trong đó rất nhiều tòa nhà ở Dubai.
Akihiro Yasuda, Viện nghiên cứu Trust of Sumitomo Mitsui cho biết: "Tại một số đô thị lớn, số lượng tòa nhà cao tầng gia tăng liên tục trong những năm qua đã khiến giá thuê nhà ở cũng như làm văn phòng giảm mạnh”.