70 năm giải phóng Thủ đô

Sơ tán hàng chục nghìn người vì núi lửa

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các cơ quan chức năng ở tỉnh Lampung của Indonesia đang chuẩn bị sơ tán hàng chục nghìn người dân sống tại bảy huyện quanh khu vực núi lửa Anak Krakatau - ngọn núi đang không ngừng phun tro bụi nóng trong suốt nhiều ngày qua.

KTĐT - Các cơ quan chức năng ở tỉnh Lampung của Indonesia đang chuẩn bị sơ tán hàng chục nghìn người dân sống tại bảy huyện quanh khu vực núi lửa Anak Krakatau - ngọn núi đang không ngừng phun tro bụi nóng trong suốt nhiều ngày qua.

Ngày 10/1, ông Abdul Shomad, người đứng đầu Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai (BPBD) của huyện Nam Lampung cho biết các địa phương phải tiến hành những biện pháp đề phòng, đưa nhân dân đi sơ tán vì trong nhiều ngày liên tiếp, núi lửa Krakatau đã phun cột khói và tro đặc cao 600 mét cùng sỏi đá nóng tới 600 độ C, trong khi các thiết bị ghi địa chấn ở núi lửa này vẫn chưa hoạt động được.

Từ tối 27/12, núi lửa Krakatau đã phun trào, đổ tro, sỏi đá qua sườn phía Đông hướng về phía tỉnh Banten lân cận.

Tro bụi từ núi lửa đã phủ dày lên những tấm pin Mặt Trời - vốn được lắp đặt để vận hành các thiết bị đo địa chấn ở núi lửa này - khiến chúng bị ngừng hoạt động và hiện nay các chuyên gia chỉ quan sát được hoạt động của núi lửa bằng mắt thường.

Núi lửa Krakatau cao khoảng 2.000 mét, nằm ở eo biển Sunda, giữa đảo Java và đảo Sumatra và thuộc địa phận tỉnh Lampung. Đợt phun trào mạnh nhất của núi lửa này được ghi nhận vào ngày 27/8/1883, phá hủy hầu hết thân núi và gây ra những đợt sóng cao tới 40 mét.

Năm vừa qua, Indonesia đã phải hứng chịu một loạt thảm họa thiên tai, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Năm nay, các chuyên gia dự báo "tình hình không mấy sáng sủa" do tác động của biến đổi khí hậu.

Cơ quan quản lý thảm họa Indonesia mới đây cảnh báo sẽ có tới 1/3 trong số hơn 73.000 làng và 184 khu vực và thành phố trong cả nước này có thể chịu ảnh hưởng của động đất, sóng thần, núi lửa phun trào và lũ lụt. Ngoài ra, còn có tới 150 thành phố, thị trấn phải đối mặt với mối đe dọa bị sóng thần nhấn chìm; 78 thành phố và khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của núi lửa phun trào; 176 vùng dễ bị chìm ngập trong lũ lụt và 154 thị trấn có thể bị lũ bùn đá cuốn trôi khi mưa lũ xảy ra. Đỉnh điểm của những đợt lũ lụt có thể xảy ra ngay trong ba tháng đầu năm nay.

Thời tiết xấu, mưa kéo dài đã làm sản lượng lương thực cũng như các loại rau màu khác ở Indonesia bị sụt giảm, giá gạo, thậm chí giá ớt - một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Indonesia - tăng cao chưa từng thấy. Hãng tin ANTARA cho hay, ít nhất đã có 27 làng ở đảo Madura, tỉnh Đông Java, đang bị thiếu lương thực./.