Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sơn La: nhân rộng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi

Kinhtedothi - Những năm qua, đẩy mạnh phong trào thi đua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

Nông dân Sơn La chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, số hộ hội viên nông dân chiếm hơn 78% so với số hộ nông nghiệp. Những năm qua, đẩy mạnh phong trào thi đua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

Hội Nông dân huyện Mai Sơn có 291 chi hội với trên 20.000 hội viên. Hội chú trọng triển khai phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi tư duy, chuyển từ phương thức sản xuất truyền thống sang áp dụng khoa học công nghệ, giảm sức lao động. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh cho từng loại cây theo giai đoạn sinh trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Nông dân huyện Sông Mã thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Với sự giúp đỡ của Hội Nông dân, nhiều hội viên đã áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và hình thành các vùng cây ăn quả chuyên canh, phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, ứng dụng khoa học công nghệ cao, như: mô hình trồng thanh long ruột đỏ, mô hình trồng na, chanh leo, nhãn, xoài, dâu tây, mô hình nuôi bò 3B. Đến nay, toàn huyện xây dựng được 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tổng diện tích 1.773 ha, quy mô 2.333 hộ gia đình tham gia; trên 5.400 ha cây trồng chăm sóc theo hướng ứng dụng công nghệ cao; 2.700 ha cây ăn quả sản xuất theo hướng hữu cơ. Bình quân giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 92,3 triệu đồng.

Hợp tác xã nông nghiệp Bảo Sam, xã Chiềng Lương (huyện Mai Sơn) là điển hình trong phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, với 18 thành viên, trồng hơn 30 ha cây chanh leo và liên kết với các hộ ở các xã Cò Nòi, Chiềng Lương và Phiêng Pằn trồng gần 70 ha cây chanh leo. Bình quân mỗi ha thu 35 tấn quả, lãi từ 250-300 triệu đồng/ha.

Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, Hội Nông dân xã Mường Lầm, huyện Sông Mã đã tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân trong xã xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả; đưa các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm vào sản xuất, tập trung chuyên canh gắn với phát triển hợp tác xã.

Năm 2020, ông Tòng Văn Cường, bản Mường Nưa, xã Mường Lầm, huyện Sông Mã được hỗ trợ 23 con bò giống 3B sinh sản từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc chủ động nguồn thức ăn, ông Cường đã dùng trấu và mùn cưa làm đệm lót sinh học để xử lý mùi hôi từ phân và nước thải chăn nuôi, giúp tiết kiệm được chi phí và đàn bò phát triển tốt. Cùng với đó, ông còn trồng 4 ha nhãn, xoài và kinh doanh dịch vụ máy xúc, ủi. Tổng thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng. Nhiều năm liền, ông Tòng Văn Cường đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Hội Nông dân xã Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp) hiện có 10 chi hội, hơn 700 hội viên. Hàng năm, Hội đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhờ đó ngày càng xuất hiện nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học sản xuất; tạo điều kiện để hội viên tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo, vay vốn ưu đãi. Để giúp nông dân có vốn phát triển sản xuất, chăn nuôi, Hội đã phối hợp với Ngân hàng chính sách huyện triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi. Đến nay, Hội đã nhận ủy thác hơn 17 tỷ đồng, cho hơn 200 hộ hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế.

Sau khi được tham gia các lớp tập huấn trồng cây ăn quả có múi, năm 2019, anh Vì Văn Thảo, bản Lọng Tòng, đã vay gần 50 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách huyện cải tạo 2 ha đất đồi dốc trồng cam, quýt. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, toàn bộ diện tích cây ăn quả phát triển tốt. Năm 2024, gia đình thu hoạch hơn 12 tấn cam, quýt, thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, anh Thảo còn tham gia Tổ hội nông dân nghề nghiệp trồng và chăm sóc cây ăn quả, tổ có 17 thành viên, trồng 10 ha cam canh, quýt chum. Hoạt động của Tổ chủ yếu hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, chọn giống, phân bón phù hợp; chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, năng suất, chất lượng sản phẩm được nâng lên, thu nhập của các thành viên đạt từ 100-300 triệu đồng/hộ/năm.

Nhờ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng ở các địa phương, đã giúp khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nông dân dám nghĩ, dám làm. Thông qua đó, nhiều hội viên vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Nông dân Quốc Oai phát huy quỹ hỗ trợ, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Nông dân Quốc Oai phát huy quỹ hỗ trợ, thi đua sản xuất kinh doanh giỏi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ