70 năm giải phóng Thủ đô

Sống ở Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều ở nước ngoài

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc."

KTĐT - "Tôi khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài rất muốn trở về Việt Nam để làm việc. Tôi nói thật người Việt mình sống ở nước ngoài như Mỹ, Pháp cũng khổ lắm, đi làm việc cả ngày khi về phải nấu ăn, rửa chén bát, làm hết mọi việc trong gia đình."

“Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam mình lại có nhiều trường đại học, cao đẳng đến thế, gần 400 trường. Do vậy, từ Đại học không còn có ý nghĩa...”.

Đó là chia sẻ của GS. TS Trần Thanh Vân, việt kiều Pháp khi ông về Việt Nam dự Hội nghị “Người Việt Nam trên toàn thế giới” lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội.
 
Giáo sư Vân bày tỏ: “Chúng tôi rất vui khi được về dự đại hội này. Đây là cơ hội cho các kiều bào gặp gỡ, trao đổi với nhau. Qua đại hội nhiều kiều bào có dịp bày tỏ quan điểm với Chính phủ và mong muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước”.
 
Nên loại bỏ số đông trường đại học
 
Là nhà khoa học có nhiều đóng góp cho khoa học thế giới, đồng thời là nhà giáo dục nổi tiếng, ông nhận xét gì về nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
 
Tôi nhận thấy giáo dục THPT của mình rất tốt, không thua các nước trong khu vực ở các cuộc thi Olympic. Còn giáo dục đại học nhiều anh em ở nước ngoài thấy rằng còn rất nhiều khó khăn, cần phải khắc phục.
 
Tôi không hiểu tại sao ở Việt Nam mình lại có nhiều trường đại học, cao đẳng đến thế, gần 400 trường. Do vậy, từ Đại học không còn có ý nghĩa, ví dụ như về kinh tế có đến mấy chục trường ĐH Kinh tế, người dân biết tin tưởng vào trường nào. Ở Pháp, người dân rất giàu nhưng họ không thể mở được đại học tư nhân vì Chính phủ quản lý rất chặt.
 
Bên cạnh đó, tôi nhận thấy 90% đại học của mình là đại học… doanh nghiệp. Ở Pháp, tôi nhận được lời mời của 20 trường đại học tư nhân Việt Nam nhưng tôi đều từ chối vì nghĩ đó không phải là đại học đúng nghĩa.
 
Vậy GS có “biện pháp” gì để khắc phục tình trạng trên?
 
Để khắc phục được tình trạng này thì chỉ có Chính phủ mới làm được. Trước hết Chính phủ bỏ một số đông trường đại học không đủ điều kiện là trường đại học chuyển thành trường dạy nghề.
 
Nên để mô hình trường đại học như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Huế... vì trong đó có các trường đại học, họ hoạt động rất quy củ và chất lượng.
 
Bên cạnh đó, tôi thấy Chính phủ Việt Nam hiện đang xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế và đào tạo 20.000 tiến sĩ, đây là một điều rất mừng. Với việc đào tạo 20.000 tiến sĩ nhiều người lo ngại chất lượng không tốt nhưng theo tôi, trong số này có 500 tiến sĩ giỏi thì tốt lắm rồi, ít còn hơn không.
 
Việc chúng ta cần làm hiện nay là đào tạo 1 số sinh viên giỏi để trong vòng 5 - 10 năm nữa Việt Nam sẽ có đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Thời gian vừa qua, tôi và GS Nguyễn Văn Hiệu đã thành lập chương trình đào tạo chất lượng cao sau đại học tại ĐHQG Hà Nội và hoạt động rất tốt.
 
Sống ở Việt Nam hấp dẫn hơn nhiều ở nước ngoài
 
Ảnh minh họa
Vợ chồng GS Trần Thanh Vân nhận bằng khen của Chính phủ năm 2008.
 

Tối 20/11 vừa qua, GS. TS Trần Thanh Vân đã có mặt tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt với tư cách khách mời. Nói về Giải thưởng ý nghĩa này, GS. Vân chia sẻ: “Tôi thấy Nhân tài Đất Việt tổ chức rất tốt, rất hay. Cách tổ chức rất đẹp, tôi phục cách tổ chức ấy, mặc dù tôi cũng đã tổ chức trao nhiều giải thưởng nhưng không hoành tráng và trang trọng như buổi lễ này.

 

Về nội dung, tôi thấy BTC chọn lựa để trao giải hết sức kỹ càng, mỗi giải chỉ được 1 - 2 thí sinh nhưng tôinghĩ đây là giải thưởng dành cho Nhân tài Đất việt, Ban tổ chức nên chọn lựa và trao cho nhà khoa học trẻ vì đây là một giải thưởng lớn, rất vinh dự, rất quý đối với họ, để họ tiến xa hơn nữa”.

Dư luận nói rất nhiều về việc Việt Nam để “chảy máu” chất xám khi sinh viên giỏi đi học ở nước ngoài không về nước, có phải họ “chê” Việt Nam?