Gây viêm họng, viêm phế quản
Phòng điều hòa có điều kiện không khí lạnh khô, chúng ta sẽ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản… nhất là với các gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Gây ảnh hưởng đến tim mạch
Khi cơ thể bị lạnh, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bơm đủ oxy và lượng máu đến các cơ quan khác. Nếu trình trạng này bị kéo dài lâu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hoàn cũng như tim. Vì khi đó tim sẽ phải hoạt động ngang ngửa với những lúc chúng ta đang hoạt động thể thao với cường độ mạnh.
Cơ thể mất nước, da khô, nứt nẻ
Sử dụng máy lạnh trong thời gian dài cùng với việc lười uống nước có thể khiến cơ thể bị mất nước, từ đó dẫn tới tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc, mái tóc trở nên khô xơ do trong quá trình làm mát không khí, máy lạnh sẽ hút hết độ ẩm tự nhiên trên da và tóc.
Làm bệnh mạn tính trầm trọng hơn, nhiễm virus
Những người bị huyết áp thấp, viêm khớp có khả năng bị nặng hơn khi sử dụng máy lạnh thường xuyên.
Quy tắc khi sử dụng máy lạnh là phải đóng kín cửa khiến cho không khí không được lưu thông. Điều này tạo môi trường thuận lợi để phát sinh virus và dễ dàng lây truyền từ người này qua người khác.
Gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Việc bật điều hòa suốt đêm với nhiệt độ thấp khiến cơ thể nhiễm lạnh dẫn đến đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Gây mệt mỏi cơ thể
Khi cơ thể bị lạnh do bật điều hòa suốt đêm sẽ dẫn đến việc các mạch máu co lại. Các cơ quan sẽ bị thiếu oxi cũng như lượng máu không được bơm tới đầy đủ. Từ đó gây ra hiện tượng co rút, gây nhức mỏi.
Làm suy giảm đề kháng
Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất để duy trì hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, khi bật điều hòa suốt đêm không khí sẽ bị khô làm lượng nước bị thiếu hụt sẽ dẫn đến hiện tượng suy nhược cơ thể do hệ miễn dịch bị suy giảm.
Cách sử dụng điều hòa đảm bảo sức khỏe
Trước những tác hại trên, dưới đây là một số điều cần lưu ý khi sử dụng điều hòa:
- Nên chỉnh mức nhiệt độ 25 - 27 độ C là phù hợp với khí hậu, cũng như tốt cho sức khỏe. Do đó, trong quá trình sử dụng, nên duy trì ở mức nhiệt độ này, vừa giữ cho sức khỏe được đảm bảo, lại vừa tránh được biên độ dao động quá lớn so với bên ngoài. Đồng thời giúp cường độ hoạt động của điều hòa được ổn định, tiết kiệm điện năng hiệu quả hơn.
- Vị trí lắp đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chính sách quay.
- Nước rất cần cho cơ thể, nhất là những ngày nắng nóng khó chịu, bạn nên uống thật nhiều nước. Khi ngồi lâu dưới điều hòa sẽ khiến da bạn bị khô, rát cổ, khô mắt, nên bạn cần phải bổ sung đủ lượng nước để ngăn chặn những tình trạng trên.
Bạn cần chuẩn bị cho mình những bình đựng nước khi làm việc trong phòng kín. Ngoài ra, cần phải ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp lượng nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhé.
- Dùng chế độ Cool thay vì dùng chế độ Dry để làm mát hiệu quả hơn, điều này hạn chế tình trạng không khí quá khô, sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Khi bật điều hòa nên sử dụng thêm quạt gió, sẽ giúp không khí trong phòng được lưu thông tốt và mang lại cảm giác mát mẻ hơn hẳn. Bởi vì quạt gió giúp tăng cường tác dụng đẩy luồng khí nóng lên trên, đưa luồng khí mát xuống bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm bạn cảm thấy mát mẻ hơn. Đồng thời, sử dụng quạt gió sẽ tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
- Không nên ở trong phòng bật điều hòa liên tục 24 giờ/ngày, làm vậy không hề tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên tắt điều hòa và đi ra ngoài vào thời điểm nhiệt độ hạ trong ngày. Cách làm này sẽ giúp hạn chế các vấn đề về hô hấp, khô da do lạm dụng điều hòa.
- Khoảng 2 - 3 tháng bạn nên thực hiện việc vệ sinh chiếc điều hòa. Vệ sinh điều hòa là việc làm rất cần nhằm loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc tích tụ gây hại cho sức khỏe. Làm như vậy không những bảo vệ sức khỏe, mà còn giúp điều hòa vận hành êm ái và lâu bền hơn.