70 năm giải phóng Thủ đô

Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội thảo luận tổ:

Sửa đổi Luật Đầu tư công, gỡ vướng cho công tác giải phóng mặt bằng

Hồng Thái
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội kỳ vọng Luật sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho công tác đầu tư công nói chung, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án nói riêng.

Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai. Ảnh: Hồng Thái
Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai. Ảnh: Hồng Thái

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Dự cuộc thảo luận tổ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Gỡ vướng giải phóng mặt bằng, có cơ chế, chính sách linh hoạt

Thảo luận tại tổ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng, việc sửa đổi Luật Đầu tư công hết sức cần thiết trong bối cảnh tình hình giải ngân đầu tư công cả nước chưa đạt như kỳ vọng, với mục tiêu năm 2024 đạt năm nay 95%. Vì thế, ý kiến của các đại biểu góp ý vào dự thảo Luật giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho công tác đầu tư công nói chung, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án nói riêng.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Từ kinh nghiệm thực tế tại Hà Nội, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn trao đổi làm rõ các nội dung góp ý liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý. Đồng thời, phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương do cấp mình quản lý, qua đó góp phần công khai minh bạch, tăng cường hiệu quả của các dự án đầu tư công tại các địa phương.

Đánh giá cao nội dung Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) được đưa ra thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp lần này, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đến khó khăn vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Vì thế, việc cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư thành dự án riêng đã góp phần thúc đẩy quá trình triển khai các dự án.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đến khó khăn vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Ảnh: Hồng Thái
Đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư luôn là vấn đến khó khăn vướng mắc gặp phải đối với các dự án đầu tư công. Ảnh: Hồng Thái

Từ kinh nghiệm cho thấy, việc bố trí vốn để thực hiện các dự án đặc thù này vẫn cần có cơ chế, chính sách mang tính linh hoạt để thực hiện. Kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, việc bố trí vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tập trung thay cho việc bố trí vốn cụ thể cho từng dự án đã thực sự phát huy hiệu quả, đảm bảo việc giải ngân thanh toán được kịp thời và linh hoạt.

“Theo đó, tôi đề xuất xem xét bổ sung thêm nội dung tại Điều 55 Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho chương trình, dự án, thêm nội dung bố trí kế hoạch vốn trung hạn, hằng năm tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng cũng như các dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư” – đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Đồng tình với việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập cần được thực hiện với tất cả các dự án, chứ không theo từng nhóm như dự thảo Luật quy định. Bởi dự thảo Luật còn ràng buộc “trong trường hợp cần thiết” – vậy cơ quan soạn thảo cần làm rõ nội hàm của cụm từ này, cần thiết về thời gian, sự đồng thuận của người dân hay nội dung gì?

Tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng nguồn chi thường xuyên

Đánh giá Dự án Luật đầu tư công (sửa đổi) có tác động lớn đối với xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Lan quan tâm đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư (khoản 1 Điều 34). Theo đại biểu, cần làm rõ thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, quyết định đầu tư.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Về cho phép sử dụng nguờn chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án, đại biểu Nguyễn Thị Lan đồng tình với ý kiến của cơ quan thẩm tra và thấy rằng quy định này trong Dự thảo Luật đã tạo sự linh hoạt cho các bộ, cơ quan, địa phương có thể sử dụng nguồn chi thường xuyên hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác để chuẩn bị đầu tư dự án. Như vậy sẽ tạo thuận lợi hơn, linh hoạt hơn và thúc đẩy việc chuẩn bị dự án tốt hơn, hỗ trợ nhiều hơn cho việc triển khai dự án ODA, dự án nguồn vốn vay ưu đãi khác.

“Tuy nhiên, cũng cần phải quy định chặt chẽ khi nào mới có thể dùng nguồn chi thường xuyên và nguồn khác để chuẩn bị đầu tư dự án để không ảnh hương đến hoạt động bình thường của địa phương, của đơn vị. Ngoài ra, cần quy định điều kiện khả thi cần thiết của dự án thế nào thì mới được sử dụng nguồn này cho chuẩn bị dự án” - đại biểu Nguyễn Thị Lan nêu quan điểm.

Các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tham gia thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tham gia thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Theo Tờ trình Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu của Dự thảo Luật, đó là: cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C). Cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.

Phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ. Phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương, các khoản vốn ngân sách Trung ương chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội…