Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sửa đổi Luật, làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên

Kinhtedothi - Sáng 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tờ trình Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày.

Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thể chế hoá đầy đủ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhất là Đề án sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã. Đồng thời, bám sát và cụ thể hóa đầy đủ các quy định được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp năm 2013 liên quan trực tiếp tới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan trực tiếp đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, tổ chức bộ máy và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành nội dung họp. Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo Luật gồm 5 điều, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, gồm quy định về vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức, hoạt động và tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức ở cấp huyện…

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Công đoàn, gồm quy định về vị trí, nhiệm vụ của Công đoàn, trong đó khẳng định, Công đoàn “là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, là “đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn”…

Dự thảo cũng quy định liên quan đến hệ thống tổ chức của Công đoàn để đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và điều chỉnh tổ chức công đoàn trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách Nhà nước để thực hiện chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức Việt Nam, tổ chức công đoàn chủ yếu ở các doanh nghiệp, công đoàn ngành…

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thanh niên, trong đó khẳng định Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Tờ trình tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, gồm các quy định để thực hiện chủ trương kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và các quy định liên quan tới tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đồng thời, bãi bỏ các quy định về trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Ban Chấp hành công đoàn tại các cơ quan, đơn vị không có tổ chức công đoàn cơ sở khi thực hiện chủ trương chấm dứt hoạt động của Công đoàn viên chức Việt Nam.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Công đoàn, gồm quy định về vị trí, nhiệm vụ của Công đoàn, trong đó khẳng định Công đoàn “là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, là “đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn”.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thanh niên, trong đó khẳng định Đoàn thành niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, Ủy ban Văn hóa và Xã hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung 4 Luật với phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan trực tiếp đến sắp xếp tổ chức bộ máy; vị trí, vai trò, chức năng, nguyên tắc và tổ chức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội cũng cho biết, Ủy ban đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lưu ý kịp thời cập nhật việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và các luật có liên quan để bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật.

Tiếp tục làm rõ tính chất “trực thuộc” của các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mối quan hệ công tác giữa Mặt trận Tổ quốc và các thành viên trực thuộc nhưng vẫn bảo đảm tính độc lập tương đối, chủ động sáng tạo, hoạt động theo pháp luật, điều lệ của mỗi tổ chức theo đúng tinh thần của Hiến pháp và các Nghị quyết của Trung ương…

Đối với hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban đề nghị, cần quy định cụ thể nội dung này trong Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo đảm tính “độc lập tương đối” trong hoạt động giám sát, phản biện của các tổ chức thành viên trực thuộc, bảo đảm các tổ chức thành viên trực thuộc có thể chủ động thực hiện một số hoạt động giám sát đối với những đối tượng, nội dung liên quan đến đoàn viên, hội viên của tổ chức mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Về hệ thống tổ chức công đoàn (khoản 3 Điều 2, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 của Luật Công đoàn 2024), có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định hệ thống tổ chức công đoàn theo hướng linh hoạt hơn, phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, vừa bảo đảm bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật vừa bảo đảm thực hiện theo Điều lệ Công đoàn.

Đồng thời, vẫn bám sát yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn theo tinh thần của Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, phù hợp với việc tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và các quy định khác liên quan tới việc sắp xếp, tổ chức bộ máy…

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Quốc hội thông qua các chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Từng cán bộ phải làm dân vận cho chính mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Từng cán bộ phải làm dân vận cho chính mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao

21 May, 01:07 PM

Kinhtedothi - Sáng 21/5, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội làm việc với Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 1/10/2021 về đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước; Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 28/11/2024 về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Thúc đẩy thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp tư nhân nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thúc đẩy thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp tư nhân nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

21 May, 09:56 AM

Kinhtedothi- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng lợi dụng các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa để chống phá, xuyên tạc, gây mất ổn định. Trước tình hình đó, thúc đẩy thực hiện dân chủ trong doanh nghiệp tư nhân không chỉ là điều kiện để xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định, hài hòa lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, mà còn là giải pháp chiến lược quan trọng để củng cố trận địa tư tưởng của Đảng ngay từ cơ sở.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ