Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Sửa đổi thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp.

Trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 5 Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

Công an tỉnh, TP trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương gồm:

Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm Trưởng ban.

Các Phó Trưởng ban gồm: Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Phó Trưởng ban thường trực); Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố TP Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, TP trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương khác).

Các thành viên gồm: Phó Giám đốc Công an tỉnh, TP trực thuộc trung ương phụ trách an ninh (Thành viên thường trực); Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có); Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có); Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, TP trực thuộc trung ương; Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có); Giám đốc Cảng hàng không (nếu có); Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có); Chủ tịch UBND cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng; các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo.

Nghị định cũng bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương. 

Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, TP trực thuộc trung ương có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định số 81/2019/NĐ-CP ngày 11/11/2019 của Chính phủ về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định số 92/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về an ninh hàng không.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng phục vụ tốt nhất tổ chức "Cầu truyền hình" kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Quận Hai Bà Trưng phục vụ tốt nhất tổ chức "Cầu truyền hình" kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

25 Apr, 09:52 PM

Kinhtedothi-“Đến thời điểm chiều tối nay tất cả công việc chuẩn bị của quận Hai Bà Trưng thực hiện nhiệm vụ được phân công đối với sự kiện trọng đại - Chương trình cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn" đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Các lực lượng cũng sẵn sàng ứng phó với những tình huống phát sinh”- Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ