Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tái cơ cấu nông nghiệp Hà Nội: Tăng sức cạnh tranh cho nông sản

Kinhtedothi - Thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, trong đó trọng tâm là tập trung nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản.
Sản phẩm nhãn muộn Đại Thành (xã Đại Thành, huyện Quốc Oai) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Ánh
Phát triển chưa xứng tiềm năng
Những năm gần đây, xã Đại Thành, huyện Quốc Oai đã trở thành vùng nhãn chín muộn trọng điểm của Hà Nội với diện tích lên tới 115ha, sản lượng trung bình từ 2.500 - 3.000 tấn/năm. Chủ tịch UBND xã Đại Thành Lý Đình Quang chia sẻ, phần lớn diện tích nhãn muộn đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, một số vườn được cấp mã vạch xuất khẩu đến các thị trường Mỹ, Ba Lan, Malaysia. Hiệu quả kinh tế của cây nhãn chín muộn đạt từ 600 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm.

Không chỉ có vùng nhãn chín muộn Đại Thành, đến nay, toàn TP đã phát triển hơn 200 vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích 40.000ha; 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực với 3.800 trang trại quy mô lớn. TP cũng xây dựng được 164 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 141 chuỗi sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Mặc dù đạt được thành tựu đáng ghi nhận, song theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, vẫn còn nhiều rào cản khiến nông sản của Hà Nội có sức cạnh tranh thấp, phát triển chưa bền vững. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, phân bố nhỏ lẻ; sản xuất chủ yếu quy mô nông hộ, kinh tế trang trại; số lượng DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít. Đáng nói, đầu tư vào nông nghiệp còn dàn trải, khả năng ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chuỗi giá trị còn hạn chế.

Đồng bộ nhiều giải pháp

Đề cập đến giải pháp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô trong giai đoạn 2021 - 2025, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho hay, thời gian tới, Trung tâm sẽ liên kết với các nhà trường, học viện đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp cho cán bộ kỹ thuật và quản lý từ TP đến cơ sở. Đồng thời phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua các chương trình, mô hình điểm của khuyến nông.

Ở góc độ cơ cấu lại lao động và phát triển DN trong lĩnh vực nông nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, Hà Nội sẽ tập trung phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), gắn phát triển các sản phẩm chủ lực với kinh tế làng nghề, xây dựng nông thôn mới, du lịch sinh thái.

Bắt tay vào nhiêm vụ tái cơ cấu, ngay từ năm 2021, ngành nông nghiệp Hà Nội giảm dần sự phát triển theo diện rộng, tập trung vào một số lĩnh vực, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao có thế mạnh, qua đó nâng cao chất lượng, cải thiện năng lực cạnh tranh. Phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025 đạt từ 50% trở lên trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. Đối với vấn đề xây dựng và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản, Sở sẽ tập trung đề xuất hỗ trợ vốn cho kinh tế hộ theo hình thức liên kết giữa hộ nông dân trong hợp tác xã với DN và chủ thể khác. Đồng thời, tiếp tục hình thành một số chuỗi liên kết có sự chia sẻ lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân.
Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ nghiên cứu, đề xuất TP ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp thực tiễn, đặc biệt là việc khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ