Khó xoay xở
Đợt dịch lần thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4/2021 và đang tiếp tục có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân cũng như các DN. Trong các ngành nghề phải tạm dừng hoạt động có số người lao động tương đối lớn trong lĩnh vực kinh doanh vận tải. Đây được coi là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Kể từ cuối năm 2020 cho đến nay, các loại hình kinh doanh vận tải lần lượt phải giảm công suất hoạt động hay nghiêm trọng hơn là dừng hoàn toàn.Anh Nguyễn Xuân Định - giảng viên đào tạo lái xe ô tô của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Thành Đô cho biết, trước đây thu nhập của anh khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nhưng do công việc đào tạo học viên thi sát hạch bằng lái đã dừng từ tháng 5/2021 theo yêu cầu của Sở GTVT Hà Nội, không có thu nhập, cuộc sống của gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian đầu tạm dừng đào tạo học viên, để có thu nhập, anh Định chạy xe chở khách thời vụ. Tuy nhiên, khi TP có chỉ đạo dừng toàn bộ vận tải hành khách, thu nhập của anh bị cắt đứt hoàn toàn.Anh Nguyễn Mạnh Dũng - tài xế hãng taxi Lan Anh cho hay, do ô tô phải đắp chiếu gần một năm nay, anh phải nhận thêm một số việc thủ công để làm tại nhà, thu nhập ít ỏi khiến các khoản chi tiêu cho gia đình 5 người khá chật vật. Bi đát hơn, thời gian vừa qua, vì nhu cầu cuộc sống, nhiều tài xế đã phải rao bán phương tiện để tìm cách xoay sở trước mắt. Sớm triển khai chính sách hỗ trợNgày 1/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Ngày 21/7/2021, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND để thực hiện chính sách này. Theo chỉ đạo của UBND TP, đến hết ngày 31/12/2021, các DN đang sử dụng lao động phải lập danh sách và về gửi cơ quan BHXH nơi đang tham gia đóng bảo hiểm để xác nhận và chuyển hỗ trợ cho lao động. Đối với trường hợp bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội để được hỗ trợ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, không ít người lao động trong ngành vận tải cho biết, việc tiến hành kê khai vẫn chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ DN hướng dẫn cụ thể. Những thông tin về các gói hỗ trợ, người lao động mới chỉ được biết qua báo chí, truyền thông. Về vấn đề này, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, các cơ quan quản lý cần triển khai nhanh chóng và tích cực hơn. Người dân đang rất mong chờ các khoản hỗ trợ, nhất là các tài xế, người làm việc trong ngành vận tải đã bị mất việc dài hạn, hiện đang đối mặt với vô vàn khó khăn, thiếu thốn.
Ban đầu DN còn có thể áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” và tiếp tục thắt chặt ở lần thứ hai, thứ ba. Nhưng tới lần thứ tư khi doanh thu gián đoạn, bản thân DN còn khó có thể gắng gượng chứ chưa nói đến có khả năng hỗ trợ lao động mất việc. Do đó, đây là việc cần phải có sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nước.Trưởng phòng Quản trị phục vụ, trường Đại học Kinh tế và Kinh doanh, thạc sĩ Tạ Việt Anh |