Hai năm sau khi Taliban lên nắm quyền Afghanistan (15/8/2021), người dân nơi đây lâm vào tình cảnh khốn khó tột cùng, gần như bị tước hết mọi quyền cơ bản, kể cả quyền được sống.
Trong đó, những người liên quan đến Mỹ bị giết, phụ nữ bị chà đạp, nhà báo bị săn lùng. Hàng trăm nghìn người đã chạy trốn khỏi đất nước với hy vọng thót khỏi thảm cảnh do sự cai trị hà khắc của thế lực khủng bố tàn bạo nhất thế giới.
Vô nhân đạo hơn, giới lãnh đạo Taliban đang kiếm được hàng tỷ USD từ ăn chặn viện trợ của người dân, tiền thuế và hàng lậu.
Theo nhà báo người Úc Lynne O'Donnel, kể từ khi lên nắm quyền, Taliban đã thẳng thừng cướp đi các nguồn viện trợ quốc tế, chứa chấp nhiều nhóm khủng bố và thánh chiến, đồng thời mặc sức ban hành hàng loạt chính sách vô nhân đạo.
Nooria Najafizada, một nhân viên về bảo vệ quyền phụ nữ của tổ chức quốc tế đang sống ở phía bắc tỉnh Balkh, cho biết người dân Afghanistan bị tước đoạt mọi thứ kể từ khi Taliban nắm quyền, từ cuộc sống, nghề nghiệp, đến các mối quan hệ xã hội. Họ đang phải gánh vác trên vai chi phí cắt cổ, những thiệt hại vật chất không thể đo lường được. Mọi quyền cơ bản của con người như quyền giáo dục, tự do ngôn luận, tham gia chính trị, xã hội đều bị thẳng thừng tước đoạt.
Tệ hơn, chính quyền Taliban thẳng thừng chà đạp phụ nữ, mặc sức để cho các hành vi bạo lực phụ nữ diễn ra. Tình trạng đó kéo dài dẫn đến trầm cảm và nhiều chứng bệnh tâm lý ở Nooria Najafizada và hàng loạt những người phụ nữ khác. Đối với phái yếu, Afghanistan chẳng khác nào địa ngục trần gian, họ được ví như đang ở giai đoạn đen tốt nhất cuộc đời.
Bên cạnh đó, tổ chức khủng bố này cũng ráo riết săn lùng những người Afghanistan liên quan đến Mỹ .
Sayed Niyam Alami, một nạn nhân của Taliban, làm việc tại Tổ chức Theo dõi Hòa bình Afghanistan (APW) và đang theo học tại Đại học Hoa Kỳ ở Afghanistan (AUAF) cho biết gia đình anh bị tổ chức khủng bố này săn lùng vì yếu tố Mỹ. Taliban cho rằng trường đại học này chẳng khác nào một cơ quan gián điệp của Washington và sinh viên ở trường này sẽ phải trả giá do có quan hệ với siêu cường số một thế giới.
Anh cho biết đang gặp khó khăn khi phải lưu lạc ở Iraq cũng như không thể sử dụng kiến thức để phục vụ quê hương. Người đàn ông này cũng không khỏi lo ngại về tương lai của con mình.
Để ngăn thế giới biết những hành động của mình, Taliban cắt đứt mọi kênh thông tin đồng thời đóng cửa tất cả các tòa soạn báo.
Cựu nhà báo 27 tuổi Zarya đang phải ẩn náu khỏi sự truy lùng của Taliban, cho biết tổ chức khủng bố này đã dập tắt ước mơ của anh trở thành nhà báo điều tra và đóng sập mọi cánh cửa tương lai.
Hiện Zarya gần như thất nghiệp và không thể trang trải cuộc sống hay chăm lo cho gia đình vì đang phải trốn chui trốn lủi ở Kabul không dám về nhà vì sợ bị bắt hoặc thậm chí là sát hại.
Một trường hợp khác là Hussna Rahimi, người dẫn chương quen thuộc tại Afghanistan, đang phải lưu lạc cùng chồng ở Vương quốc Anh để tránh sự truy bắt của Taliban. Cô đã từng phải mạo hiểm quay về Taliban để đón con gái cũng như khó đưa ra quyết định về việc đi hay ở lại khi đang là mục tiêu của Haqqani, một nhánh của Taliban.
Và hơn hết Taliban đang đe dọa sự sống còn của người dân Afghanistan.
Annie Pforzheimer, phó trưởng phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Kabul cho biết ông không khỏi lo ngại về những người bạn Afghanistan đang lưu vong hay toàn bộ những điều mà người dân đất nước này đang trải qua.
Ông kiên quyết lên án ách thống trị tàn bạo, độc đoán của Taliban đối với toàn thể người dân quốc gia Trung Á này, đồng thời cho rằng những hành vi phi nhân đạo và phản dân chủ này cần phải bị loại bỏ và tiến tới xây dựng một xã hội công bằng hơn cho những người dân vô tội.