Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng cơ hội để hiểu dân, xóa đi sự vô cảm

Kinhtedothi - Một nội dung lớn và căn bản trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh là về sức mạnh và quyền làm chủ của Nhân dân.

Biết lắng nghe ý kiến của dân, cảm thông, thấu hiểu những khó khăn, vướng mắc của Nhân dân, đó là vấn đề đang được chú trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác và mang lại hiệu quả thực tiễn cao.

Làm thủ tục hành chính tại Bảo hiểm xã hội Hà Nội. Ảnh: Hải Linh

Tăng sự hài lòng

Như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, sinh thời, thảo luận, lắng nghe dân chính là phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh, rất thực tế, khoa học và tránh được sự chủ quan, áp đặt có thể dẫn tới sai lầm, khuyết điểm hoặc tổn thất. Trong những năm qua, tư tưởng ấy đã được thực thi trong thực tế, mang lại những hiệu quả thiết thực.

Việc gia tăng cơ hội để hiểu dân, chữa bệnh “vô cảm” của cán bộ, công chức đã được thực thi với những giải pháp dài hạn và cả ngắn hạn bằng các đề án, nghị quyết, chương trình. Trong đó, việc học tập và làm theo Bác với hướng trọng dân, gần dân, hướng về Nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh bằng những cách làm cụ thể. Lãnh đạo các cấp từ T.Ư đến các địa phương liên tục có các cuộc tiếp xúc, đối thoại với các tầng lớp Nhân dân, để lắng nghe thực tế, tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc ở nhiều lĩnh vực dân sinh bức xúc.

Qua đó, cũng góp phần khắc phục tình trạng một số cán bộ “vô cảm” trước những vấn đề của người dân, đi ngược lại với chủ trương “xây dựng nền hành chính kỷ luật, kỷ cương, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và DN”; lấy sự hài lòng của người dân, DN, các tổ chức xã hội là thước đo.

Nhìn từ Hà Nội có thể thấy, để tăng sự hài lòng của người dân với các cơ quan công quyền, các địa phương đồng loạt vào cuộc với tinh thần đổi mới, cải cách mạnh mẽ. Hệ thống chính quyền TP đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, ủy quyền, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ TP đến cơ sở.

Đồng thời, TP tổ chức phân công, phân nhiệm rõ ràng; Kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh; kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực, vô cảm, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ, nhất là việc cá thể hóa trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan hành chính của TP.

Nhiều mô hình sáng tạo để kết nối giữa Đảng, chính quyền và người dân đã được thực thi như các cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền định kỳ và đột xuất liên tục được tổ chức. Đồng thời, để tránh việc “chính quyền xa dân”, TP cũng liên tục có văn bản, chỉ đạo yêu cầu thực hiện tốt việc tiếp thu ý kiến phê bình, góp ý kiến xây dựng của Nhân dân về công tác quản lý, điều hành, thái độ và phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức...

Một giải pháp khác cũng được chú trọng là tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng việc bố trí, phân công cán bộ có năng lực, đạo đức công vụ tốt trực tiếp tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức có liên quan để giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng, đặc biệt là các đơn vị còn tồn đọng nhiều và những đơn vị tiềm ẩn các vụ việc phức tạp; nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở đã tạo ra hiệu quả thực tiễn.

Giúp người dân tin tưởng vào chính quyền hơn

Tại các quận, huyện, các buổi đối thoại giữa lãnh đạo và người dân được chú trọng, từng kiến nghị của người dân được xem xét, xử lý đã tạo đồng thuận từ cơ sở, giúp người dân tin tưởng vào chính quyền hơn. Qua đó, cũng khắc phục được sự quan liêu, xa dân, ngại tiếp xúc với dân, tránh sự thờ ơ, vô cảm với cuộc sống của dân.

Khi nói về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề chính là người lãnh đạo nhìn nhận thấu đáo về việc “nghe dân nói, nói cho dân nghe”. Bởi thực tế, người có thẩm quyền tiếp xúc, trao đổi với dân, cũng là cơ hội để giải thích, tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, hòa giải, phòng ngừa từ xa các vướng mắc, mâu thuẫn, điểm nóng trong dân. Đồng thời, qua đối thoại thực tiếp, cũng tiếp nhận những phản ánh để đề xuất bổ sung vào hệ thống pháp luật, để đặt chính sách cho đúng.

Trên quan điểm học và làm theo tư tưởng của Bác, tại Hà Nội, TP vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và DN. Đồng thời với đó, việc tiếp tục tháo gỡ, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp, nhất là trong lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, xây dựng phát triển đô thị... cũng đang là vấn đề được quan tâm. Đi kèm với đó đảm bảo trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, sự đồng thuận và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và DN trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, GPMB, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư… cũng giúp việc “gần dân” thêm hiệu quả.

Trao giải cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trao giải cuộc thi viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ