Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia: cân nhắc hài hoà lợi ích

Kinhtedothi - Trong Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, 3 phương án được đưa ra, tuy nhiên, các doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng, nên xem xét lựa chọn và lùi thời hạn để đảm bảo lợi ích tổng hòa của nền kinh tế.

Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Công bố “Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia” do Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức, chiều 25/11/2024.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009, qua 4 lần sửa đổi, bổ sung, đến nay ngành bia vẫn chịu nhiều tác động nhất với mức thuế suất là 65%.  

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Khắc Kiên

Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình  Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9  (tháng 5/2025).  

Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ  Công Thương), Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của  Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành  bia Việt Nam.  

Các kết quả chính của Báo cáo chỉ ra, những năm gần đây, ngành bia và đồ uống nói chung đóng góp lớn vào thu ngân sách Nhà nước, với trung bình khoảng gần 60.000 tỷ đồng mỗi năm. Giá trị sản xuất của ngành đồ uống chiếm khoảng 5,6 - 6% tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp...

Đánh giá về các tác động tăng thuế, nhóm nghiên cứu đã thực hiện với 3 phương án, gồm  phương án 1 và phương án 2 của Bộ Tài Chính (PA1, PA2), và phương án 3 - VBA (PA3). 

Theo đó, mức độ tác động tới ngành bia và nền kinh tế so với kịch bản tăng trưởng (6,5%) theo mục  tiêu Quốc hội đề ra: GDP và tăng trưởng GDP phương án 1 giảm  14.276 tỷ đồng, tương đương 0,0354%;  phướng án 2 giảm 32.5259 tỷ đồng,  tương đương 0,08%;  phương án 3 giảm 8.590 tỷ đồng, tương đương 0,0172% 

Giá trị tăng  thêm ngành bia phương án 1 giảm  44.359 tỷ đồng, tương đương 9,4%; phương án 2 61.899 tỷ đồng, tương đương 13,12%; phương án 3 giảm 38.329 tỷ đồng, tương đương 6,5% .

Tác động tới 22 ngành trong quan hệ liên kết ngành và tới các nhân tố của giá trị tăng thêm, bao gồm giá trị tăng  thêm của nền  kinh tế (GVA) phương án 1 giảm 10.169 tỷ đồng, tương đương 0,028%; phương án 2 giảm 13.546 tỷ đồng, tương đương 0,038%; phương án 3 giảm 6.577 tỷ đồng, tương đương 0,028% 

Thu NSNN với phương án 1 thuế gián thu tăng 6.469 tỷ đồng, thuế TNDN giảm 1.320 tỷ đồng; Phương án 2 thuế gián thu tăng 8.559  tỷ đồng, thuế TNDN giảm 1.752 tỷ đồng; Phương án 3 thuế gián thu tăng4.186  tỷ đồng, thuế TNDN giảm 856 tỷ đồng.

Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt. Ảnh: Khắc Kiên

Từ kết quả đánh giá, theo Chủ tịch VBA Nguyễn Văn Việt, với cả ba phương án tăng thuế đều ảnh hưởng tới sản xuất của ngành bia, từ đó làm giảm sản xuất đầu vào cho ngành bia trong nền kinh tế. Khi tăng thuế TTĐB đối với bia, nguồn thu NSNN từ thuế sản phẩm (thuế gián thu) trong cả ba phương án đều tăng. Nhưng nguồn thu NSNN từ thuế gián thu chỉ tăng trong ngắn hạn.

Mặt khác, việc tăng thuế ảnh hưởng tiếp đến cơ hội việc làm và thu nhập của người lao động. Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất cân nhắc lựa chọn Phương án 3 vì hài hòa hơn về các mục tiêu, đảm bảo mức độ ổn định tương đối về chính sách.

Tại sự kiện các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp ngành đồ uống thấu hiểu và chia sẻ với các mục tiêu quản lý Nhà nước, cũng như sự ổn định đảm bảo nguồn lực hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng và cộng đồng.

Các doanh nghiệp ngành đồ uống sẽ tuyệt đối tuân thủ pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối các quy định pháp luật có liên quan đặc biệt là các chính sách về thuế, phí... cùng với việc tiên phong thực hiện các hoạt động trách nhiệm đối với xã hội, môi trường. Quan điểm đồng hành nhất quán của ngành đồ uống với Chính phủ và người dân lùi hiệu lực tới năm 2027; Giãn lộ trình tăng 2 năm một lần, mỗi lần tăng 5% đến năm 2031. 

Đồng tình với các chuyên gia, ông Nguyễn Văn Việt khẳng định, Báo cáo kỳ vọng sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy, có giá trị tham khảo hữu ích cho Quốc hội, Chính phủ, ban soạn thảo và các bộ ngành liên quan để tham khảo, xem xét các tác động  toàn diện của đề xuất điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với bia, hướng tới một chính sách thuế  phù hợp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

HanoiPrintPack 2025: làn gió mới cho ngành in ấn và đóng gói Việt Nam

02 Jul, 09:19 PM

Kinhtedothi - Triển lãm Quốc tế ngành In ấn và Đóng gói Hà Nội lần thứ 12 (HanoiPrintPack 2025) diễn ra từ ngày 2 - 5/7 tại Trung tâm Triển lãm ICE Hà Nội, mang đến cơ hội kết nối, chia sẻ công nghệ, mở ra hướng phát triển bền vững cho ngành in ấn – bao bì Việt Nam.

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

EVNNPC tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả vận hành, dịch vụ khách hàng

01 Jul, 07:25 PM

Kinhtedothi - Ngày 1/7, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) chính thức hoàn tất việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đến tận cấp cơ sở – đánh dấu một trong những bước chuyển đổi toàn diện và mạnh mẽ nhất trong lịch sử 56 năm phát triển của Tổng công ty.

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

MB ra mắt bộ sản phẩm tiền gửi 2025: Lợi nhuận tối đa, chốt lời linh hoạt

01 Jul, 05:22 PM

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm ngày càng đa dạng, MB giới thiệu đến Khách hàng bộ ba sản phẩm Tiền Gửi 2025 gồm: Tiền Gửi Linh Hoạt, Tiền Gửi Kỳ Hạn và Tiền Gửi Tích Góp, hướng đến nhu cầu tiết kiệm linh hoạt và tối ưu hóa lợi nhuận trong từng giai đoạn tài chính của khách hàng.

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Quản trị nguồn nhân lực chiến lược tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

30 Jun, 07:36 PM

Kinhtedothi - Tạo đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn rất cần đến quản trị, đào tạo đội ngũ nhân lực chiến lược. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nắm bắt được xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn thông qua giao lưu, kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, cũng như mô hình đào tạo phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ