80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tạo cơ chế thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, đạt mục tiêu "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Điều 32 Luật Thủ đô quy định cụ thể về các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, UBND TP Hà Nội nhằm thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn Hà Nội theo định hướng mới, tích hợp phương án phát triển nông nghiệp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp đô thị nhằm tạo không gian xanh, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, phát triển hạ tầng dịch vụ khai thác kinh tế rừng, phát triển không gian cây xanh tập trung về đô thị và khu vực dân cư nông thôn; phát triển bền vững các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

Trồng rau theo công nghệ cao tại xã Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

GS.TS Trần Đức Viên - nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Luật Thủ đô 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng để Hà Nội tạo ra những bước phát triển đột phá, xây dựng Hà Nội - TP Anh hùng, “TP vì hòa bình" chuyển mình thành Thủ đô hiện đại, ngang tầm khu vực và thế giới, nhưng vẫn đậm chất Tràng An và văn hóa xứ Đoài. Nông nghiệp ven đô Hà Nội không những có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của TP mà còn là hình mẫu cho phát triển nông nghiệp ven đô trong cả nước. Vì vậy, đầu tư phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái trong giai đoạn tới là một trong những trọng tâm, chiến lược phát triển nông nghiệp của TP, góp phần xây dựng vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP Hà Nội.

Theo đó, cần thiết lập vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến Vành đai 4, tránh việc phát triển theo vết dầu loang. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân cư đô thị, chỉ có các công trình công cộng sinh thái cây xanh và mặt nước. Bên cạnh đó, cần hình thành hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách kiểm soát ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự nhiên quan trọng như: hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hương Tích, Sóc Sơn; bảo vệ vùng nông thôn, nông nghiệp năng suất cao, các làng xóm, làng nghề truyền thống, các di tích văn hóa và kiểm soát lũ lụt.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
Việc HĐND TP Hà Nội ban hành nghị quyết để cụ thể hóa nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024 là cần thiết, tạo điều kiện khơi thông nguồn lực, khai thác, sử dụng quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê hợp lý, hiệu quả, an toàn.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại

Cùng với thiết lập hành lang xanh, cũng cần hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao: phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hóa và công nghệ cao; ưu tiên trồng lúa chất lượng cao, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả, trồng rau sạch, chăn nuôi đại gia súc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới liên kết với các khu công nghiệp...

Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất ven sông

Vừa qua, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội. Đây là Nghị quyết cụ thể hóa các quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024 nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật về đê điều và quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, nhất là tại khu vực bãi sông, bãi nổi hiện nay. Nghị quyết đã quy định về hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm trên địa bàn TP Hà Nội (không bao gồm các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng).

Nghị quyết nêu rõ, việc sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau: phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch khác liên quan. Đồng thời, cần tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ đê điều thủy lợi, phòng chống thiên tai, đất đai, xây dựng và pháp luật khác liên quan; không làm tăng rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường, nguồn nước. Ngoài ra, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định; phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, môi trường, khí tượng thủy văn; phải có phương án chủ động và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra.

Nghị quyết của HĐND TP cũng quy định cụ thể về hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê để sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm. Trong đó, đáng chú ý là một số quy định về điều kiện được sử dụng một phần diện tích đất để xây dựng, lắp dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm: khu đất có diện tích từ 1.000m² trở lên (bao gồm một thửa đất hoặc nhiều thửa đất liền kề của cùng một người sử dụng đất); vị trí xây dựng, lắp dựng công trình nằm ngoài phạm vi bảo vệ đê điều, thủy lợi, không thuộc khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở nguy hiểm, không thường xuyên chịu ảnh hưởng ngập, lụt do lũ trên sông, cao độ tự nhiên tương đương mực nước lũ báo động 1 tại khu vực trở lên. Nghị quyết cũng quy định cụ thể về diện tích công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy mô khu đất…

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, các quy định về hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê khi được TP ban hành là tiền đề để phát huy được tiềm năng của trên 30.000ha đất đai màu mỡ vùng bãi. Đây là cơ sở quan trọng để sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm... phát triển đúng hướng, bảo đảm nguyên tắc: xây dựng trên đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông đã có phải phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch xây dựng, quy hoạch khác có liên quan...

Các quy định của Luật Thủ đô 2024 là hành lang pháp lý vững chắc để Hà Nội hiện thực hóa các mục tiêu phát triển lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn trong giai đoạn tới; phát triển nông nghiệp - nông thôn Hà Nội bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế của TP, đạt mục tiêu "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Nông nghiệp, nông thôn Thủ đô phát triển vừa mang bản sắc riêng, vừa theo xu thế bền vững, hiện đại của thế giới.

Trích dẫn
Trích dẫn 2
Hà Nội sẽ có một nền nông nghiệp đô thị xanh - an toàn - thân thiện và bền vững; một nông thôn hiện đại và thịnh vượng của văn hóa Tràng An và văn hóa xứ Đoài, với một tầng lớp nông dân mới, những “thanh nông tri điền" văn minh, nông dân của thời chuyển đổi số.
GS.TS Trần Đức Viên - nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Hà Nội ban hành thêm 9 nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024

Hà Nội ban hành thêm 9 nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Kỳ họp 25 HĐND TP Hà Nội xem xét nhiều Nghị quyết cụ thể hóa Luật Thủ đô

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vận dụng hiệu quả cơ chế đặc thù để đưa Hà Nội bứt phá

Vận dụng hiệu quả cơ chế đặc thù để đưa Hà Nội bứt phá

04 Jul, 06:49 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 là một bước tiến quan trọng trong việc xác lập cơ chế phát triển của Hà Nội. Các quy định cụ thể trong Luật đang được tiếp tục cụ thể hóa, đưa vào triển khai, tạo nền tảng pháp lý cho việc xây dựng Hà Nội thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Hợp tác công - tư trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Hợp tác công - tư trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản

20 Jun, 04:27 AM

Kinhtedothi - PGS.TS Phạm Thị Thu Hương - Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho rằng, hợp tác công - tư trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản được hiểu một cách căn bản là sự bắt tay đồng thuận của Nhà nước và DN để cùng nhau bảo vệ, đánh thức tiềm năng, thế mạnh của di sản.

Cơ chế đặc thù thu hút nhà đầu tư phát triển Thủ đô

Cơ chế đặc thù thu hút nhà đầu tư phát triển Thủ đô

16 Jun, 05:54 AM

Kinhtedothi - Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của TP. Trong đó, Luật Thủ đô 2024 đã có các điều, khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội trong Kỷ nguyên mới.

Mở cơ hội cho kinh tế Hà Nội bứt tốc

Mở cơ hội cho kinh tế Hà Nội bứt tốc

06 Jun, 05:07 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 với cơ chế ưu đãi, đặc thù, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền TP Hà Nội trong quản lý đất đai, tài chính, quy hoạch và các lĩnh vực trọng yếu khác, là cơ sở quan trọng để Hà Nội bứt tốc phát triển kinh tế.

Động lực quan trọng để Hà Nội tiên phong, bứt phá trong đổi mới

Động lực quan trọng để Hà Nội tiên phong, bứt phá trong đổi mới

19 May, 05:17 AM

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra những cú hích quan trọng về cơ sở pháp lý để Hà Nội phát triển nhanh và bền vững. Đáng chú ý là những cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ (KH&CN). Trong đó, có những quy định mới giúp Hà Nội tăng tính chủ động, đánh thức tiềm năng, nguồn lực hiện có, phục vụ mục tiêu phát triển Thủ đô Hà Nội nhanh và bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ