Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Táo Nhật Aomori được đưa về Việt Nam như thế nào

Nguyên Hưng
Chia sẻ Zalo

Mối duyên Việt - Nhật kết tinh trong trái táo vùng Aomori đến từ một chuyến tham quan vườn táo của bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG cách đây hơn 2 năm.

Đứng giữa xứ sở thần tiên với những vườn táo rộng thênh thang trĩu quả, tự tay hái những trái táo căng mọng về làm quà cho người thân, bà Nga tự nhủ, liệu có cơ hội nào để người dân Việt Nam có thể thưởng thức tuyệt tác từ thiên nhiên và con người nơi đây.
Những câu chuyện tái hiện trong “Apple House" về nguồn gốc giống táo đã trên 100 năm tuổi; hay "Ngôi nhà cổ của dòng họ Osanai", nơi tái hiện cuộc sống của gia đình nông dân thời chiến; hoặc "ngọn núi Suribachiyama", nơi có thể nhìn toàn cảnh vườn táo khiến những du khách như bà Nguyễn Thị Nga có những trải nghiệm thật mạnh mẽ. Lạ lùng là đến cuối buổi, mỗi khách tham quan chỉ được mua tối đa 4 quả táo, chứ không phải thích bao nhiêu cũng được mua tùy ý. Ẩn sau sắc vàng, xanh hay đỏ hồng, hay mỗi con chữ dán trên những trái táo đã được du khách đặt trước, là những câu chuyện được trau chuốt qua nhiều ngày chăm sóc bởi những người trồng táo, chúng cứ cuốn hút người nghe và mọi khách tham quan với cảm xúc thật khó tả.
Bà Nguyễn Thị Nga gặp Thị trưởng Hirosaki.
Từng nghe qua câu châm ngôn "An apple a day keeps the doctor away" (Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ không phải đến gặp bác sĩ), lại được tận mắt chứng kiến và nghe kể về sự trau chuốt đến khó tin của loại trái cây này, có dịp trở lại vườn táo trong một chuyến công tác Nhật Bản sau đó, bà Nga và các cộng sự rất mong muốn đưa những trái táo sạch, đầy hương vị và có hàm lượng dưỡng chất cao từ vùng Aomori, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp hàng đầu về Việt Nam.
Nhưng gần 1 năm trôi qua, cửa nhập táo vẫn vô cùng hạn hẹp, BRG chưa thể đưa táo chính ngạch về Việt Nam. Cho tới tận tháng 9/2015, khi chính phủ Việt Nam và Nhật Bản có thỏa thuận hợp tác trong nông nghiệp, cho xoài Việt Nam sang Nhật, thì trái táo Nhật mới có cơ duyên về Việt Nam.

Vậy nhưng, không phải muốn là có thể đưa được táo Nhật về Việt Nam ngay lập tức. Intimex và BRG đã mất gần 2 năm làm việc với chính quyền Aomori, với nhà xuất khẩu, khảo sát quy trình thực hiện từ công tác chuẩn bị vụ mùa tới các khâu như thu hoạch, đóng gói theo các tiêu chuẩn chặt chẽ nhất.
Có những kỷ niệm rất đỗi sâu sắc trong hành trình đưa táo Nhật về Việt Nam được bà Nga chia sẻ lại. Đó là chuyến khảo sát vùng trồng đúng vào những ngày đông lạnh nhất của Aomori cuối năm 2015, thời tiết ngoài trời -5 độ C, anh bạn chuyên gia Nhật Bản trong vai trò hướng dẫn viên đã trượt chân trên nền đá, còn vợ chồng bà Nga phải nắm tay nhau thật chặt để giữ vững bước chân trong tuyết lạnh và có thể hoàn thành tốt những cuộc làm việc, trao đổi quan trọng.

Theo yêu cầu của phía bạn, táo Nhật sang Việt Nam phải là loại táo bắt đầu ở một vụ mùa mới, tức là phía bạn quy hoạch từng vùng trồng để xuất sang từng thị trường với mỗi nơi lại có đặc điểm và cách thức chăm sóc riêng.
Bà Nguyễn Thị Nga trong vườn táo tại vùng Aomori Nhật Bản.
Táo xuất sang Việt Nam được chăm sóc với những kỹ thuật tỉ mỉ như bọc trái kỹ càng khi còn ở trên cây để ngăn ngừa côn trùng thâm nhập, cắt bỏ hoa và quả nhỏ để tập trung dinh dưỡng cho các trái lớn, hay sử dụng tấm phản quang giúp trái táo hấp thụ được ánh mặt trời để có màu sắc đều, đẹp. Các trái táo được lựa chọn một cách nghiêm ngặt, phải trải qua công đoạn đo các chỉ số về màu sắc, độ lớn, độ ngọt, độ chua, độ chín của từng quả, từ đó đánh giá và phân loại táo.

Việc phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc trừ sâu hay phân tích độ phóng xạ cũng được thực hiện kỹ càng để đảm bảo chất lượng từng trái táo. Hàng tuần, hàng tháng đại diện cơ quan nông nghiệp Nhật Bản và Việt Nam đều có cuộc kiểm tra vườn.

Khi táo đạt chuẩn thu hoạch, được chuyển giao cho đơn vị bảo quản, nhà phân phối lớn nhất vùng Aomori là Kitae, họ tiếp tục phân loại, kiểm tra, bảo quản, đóng gói với quy trình chặt chẽ. Nếu như, từ các thị trường khác mỗi container 40 feet thường chở được 20 tấn táo thì với Nhật chỉ được 10 tấn.

Điều đó cho thấy, táo được xếp đặt cẩn thận, kỹ lưỡng như thế nào, và vì chất lượng, các nhà nhập khẩu phải chấp nhận chi phí cao.

Trên mỗi cung đường trái táo đi qua, các yêu cầu về xe chuyên chở, kho chứa cũng vô cùng khắt khe. Trải qua bao công sức, sau hơn 2 năm theo đuổi, 2016 là vụ mùa đầu tiên, táo Nhật chính thức về Việt Nam.

Nếu có dịp trải nghiệm và thưởng thức táo tươi hay các món ăn từ táo tại thủ phủ Aomori, những người khó tính nhất sẽ có câu trả lời rằng tại sao một đất nước hiện đại bậc nhất thế giới như Nhật Bản lại trau chuốt đối với các sản phẩm nông nghiệp như vậy.

Đó là ý thức dân tộc về những sản phẩm siêu sạch, an toàn, tươi ngon. Đó là ý thức duy trì thương hiệu quốc gia nổi tiếng về uy tín sản phẩm, với chất lượng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế, ở mức cao nhất, cho người dùng hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ.

Chỉ cần rửa qua nước, bạn có thể cắn trái táo cả vỏ, hít hà hương vị chua, ngọt, thơm dịu, tinh khiết và giòn giòn nơi đầu lưỡi. Táo Aomori không chỉ là trái cây đơn thuần mà thưởng thức chúng chính là một trải nghiệm, lắng nghe những câu chuyện thú vị với cả một hành trình bao công sức của những người yêu táo, quyết tâm đưa chúng về Việt Nam.

Khi được hỏi về giá cả, đầu vào, đầu ra, đại diện Intimex cho biết, nếu đặt lợi nhuận lên số một, doanh nghiệp khó có thể theo đuổi hơn 2 năm trời với trái táo như vậy. Muốn người dân Việt Nam có cơ hội thưởng thức trái cây đặc sản của xứ sở Phù Tang, doanh nhân Nguyễn Thị Nga quyết định chỉ bán táo Aomori bằng giá vốn, thậm chí còn không tính tới các chi phí như đàm phán với đối tác, khảo sát thị trường.

Với dự án này, bà Nga và các cộng sự mong muốn đưa về Việt Nam những sản phẩm sạch, chất lượng để người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn đảm bảo cho sức khỏe. Tất cả các sản phẩm táo Aomori được Intimex nhập khẩu đều đảm bảo độ tươi ngon và giữ được tối đa dinh dưỡng của các trái táo khi đến tay người tiêu dùng.

Đây mới chỉ là những sản phẩm đầu tiên của Intimex trong chiến lược nhập khẩu các mặt hàng cao cấp với tiêu chuẩn sạch, an toàn, chất lượng cao từ các thị trường vốn nổi tiếng về chất lượng như Nhật Bản.

Chơi với những người dẫn đầu, phục vụ sản phẩm đẳng cấp nhất, chất lượng cao nhất, triết lý kinh doanh của Tập đoàn BRG hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hệ thống siêu thị Intimex, một thương hiệu đã có bề dày hơn 30 năm.

Thị trường bán lẻ có thể kỳ vọng vào động thái mới và tâm huyết, vì chất lượng cuộc sống của một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam.