Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tất cả học sinh ở TP Hồ Chí Minh học trực tiếp từ ngày 12/4

Kinhtedothi - Ngày 10/4, UBND TP Hồ Chí Minh ban hành công văn khẩn về việc tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn kể từ ngày 12/4.

Theo văn bản trên, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu sở, ban, ngành và UBND TP Thủ Đức cùng các quận, huyện từ ngày 12/4, tổ chức chăm sóc, giáo dục trực tiếp tại các cơ sở giáo dục cho tất cả trẻ đang theo học tại cơ sở giáo dục mầm non (kể cả trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ), tổ chức học tập trực tiếp cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.

Triển khai nghiêm các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và an toàn trường học, chú trọng công tác tổ chức bữa ăn bán trú giúp phụ huynh học sinh an tâm khi cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học đến trường.

Tất cả học sinh ở TP Hồ Chí Minh (trừ những em phải cách ly) buộc phải đến trường học trực tiếp từ ngày 12/4. (Ảnh minh hoạ)

Tổ chức xây dựng và phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, hệ thống học liệu số, bài giảng số có chất lượng dùng chung, phù hợp với đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học cho học sinh khi phải đáp ứng yêu cầu cách ly y tế.

UBND TP Hồ Chí Minh giao các Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức dạy học trực tiếp phù hợp với từng cấp học, bậc học hoàn thành mục tiêu, đảm bảo chất lượng và công bằng trong tiếp cận giáo dục; Sở Y tế tiếp tục chỉ đạo trung tâm y tế TP Thủ Đức và các quận, huyện, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch khi học sinh học trực tiếp.

Trước đó, việc đi học trực tiếp trên địa bàn TP được thực hiện theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh, học sinh. Đối với những học sinh thuộc đối tượng cách ly y tế, học sinh chưa được sự đồng thuận của phụ huynh đi học trực tiếp đều được các nhà trường, giáo viên xây dựng đa dạng kế hoạch dạy học online trên nền tảng dạy học trực tiếp, đảm bảo giúp học sinh tiếp cận được đầy đủ kiến thức ngay cả khi học tập tại nhà.

Đến ngày 24/3, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản cho phép học sinh là F1 đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã từng mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi học, tuy nhiên phải tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc gần lần cuối với F0, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 5 và khi có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19.

Được biết, năm học 2021-2022, TP Hồ Chí Minh có khoảng 1,7 triệu học sinh từ bậc mầm non đến THPT. Việc học trực tiếp được thực hiện từ giữa tháng 10/2021 cho khoảng 250 học sinh ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ và sau đó mở dần ra các quận huyện, các khối lớp theo lộ trình và cấp độ dịch.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ