Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh: Xem xét đề xuất cho học sinh F1 được đi học trực tiếp

Kinhtedothi - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi UBND TP về việc đề xuất điều chỉnh một số tiêu chí của Bộ tiêu chí an toàn trường học trong phòng, chống dịch Covid-19.

Theo tờ trình, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất điều chỉnh áp dụng cho bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục đào tạo kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho rằng do tình hình dịch Covid-19 hiện đã cơ bản được kiểm soát ở các trường, F0 tại nhiều quận huyện giảm dần như: quận 8, Bình Tân… Do đó, các hoạt động bán trú, tổ chức dạy học cần được tổ chức an toàn trong điều kiện bình thường mới.

Học sinh ở TP Hồ Chí Minh sát khuẩn tay trước khi vào lớp học. (Ảnh minh hoạ)

Vì vậy, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung 5 tiêu chí gồm: tỷ lệ học sinh tiêm vaccine Covid-19, yêu cầu về điều kiện thông khí của phòng học trong cơ sở giáo dục, bố trí nhân viên phụ trách y tế trường học, khoảng cách tối thiểu giữa hai học sinh trong hoạt động bán trú và diện tích quy định đối với mỗi học sinh trong một lớp học. Trong đó, tiêu chí bắt buộc là điều kiện về thông khí.

Sở cũng đề xuất bãi bỏ quy định về khoảng cách tối thiểu 1 mét trong lớp và 2 mét ngoài lớp học giữa hai học sinh. Quy định về tiêu chí hoạt động trước và sau 16 giờ 30 đối với các cơ sở giáo dục mầm non cũng cần được bãi bỏ.

Ở bậc tiểu học, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đề xuất tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh là 75%, thấp hơn so với tỷ lệ 95% của Sở Y tế.

Đáng chú ý, theo thông tin từ Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, Sở này và Sở Y tế cũng đang tính toán đề xuất cho những người đã tiêm vaccine Covid-19 khi xác định là F1 vẫn được đi học trực tiếp.

Trước đó, theo hướng dẫn của UBND TP Hồ Chí Minh, những trường hợp là F1 trong trường học sẽ cách ly tại nhà 5 ngày hoặc 7 ngày nếu chưa tiêm vaccine Covid-19. Điều này khiến nhiều học sinh bị ảnh hưởng vì liên tục được xác định F1 hoặc những em không có triệu chứng vẫn phải nghỉ. Việc tổ chức dạy học của các trường cũng gặp nhiều khó khăn.

Trước đó, tại buổi họp báo định kỳ chiều 21/3, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Huỳnh Mai cũng cho biết, Sở Y tế đã họp với các chuyên gia, bộ phận chuyên môn để đánh giá lại tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Dự kiến, Sở Y tế sẽ trình UBND TP Hồ Chí Minh cho phép F1 thuộc diện cần theo dõi, đã tiêm đủ 3 mũi vaccine Covid-19 có thể quay lại làm việc, học tập bình thường. Đề xuất này nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng sản xuất, gián đoạn việc học tập của các em. Các F1 này vẫn cần tự theo dõi sức khỏe và báo ngay cơ quan y tế gần nhất khi có triệu chứng bất thường.

Liên quan đến nội dung này, ông Dương Trí Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cũng cho rằng, TP Hồ Chí Minh từng thực hiện việc cho học sinh F1 đi học trực tiếp. Tuy nhiên, sau khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế nên tuân thủ nghiêm túc. Theo đó, học sinh là F1 phải ở nhà cách ly 5 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, ở nhà 7 ngày nếu chưa tiêm vaccine Covid-19.

Hiện nay, đã có gần 100.000 học sinh, giáo viên, nhân viên ở các trường học tại TP Hồ Chí Minh là F0. Do đó, rất nhiều học sinh là F1 cũng phải nghỉ học ở nhà. Nhiều trường hợp học sinh liên tục bị xác định là F1 nên phải ở nhà kéo dài.

Ngoài ra, tại nhiều cơ sở giáo dục cũng đang rất khó khăn vì có nhiều giáo viên là F0, nhưng điều kiện cơ sở vật chất không đủ để đáp ứng chu đáo việc vừa dạy học trực tiếp vừa dạy học trực tuyến cho học sinh là F0, F1. Do đó, việc đề xuất cho học sinh là F1 đi học nhằm giảm thiểu những khó khăn hiện nay, tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh lẫn nhà trường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

11 Apr, 08:57 AM

Kinhtedothi – Lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12 về công tác xét tuyển đại học 2025, nỗi lo chọn nhầm nghề hoặc chọn nghề có nguy cơ bị AI thay thế…., các chuyên gia tuyển sinh đến từ Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đã đưa ra những lời khuyên hữu ích để các em vững tin vào bản thân trước thời điểm quan trọng của cuộc đời.

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

11 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Điều 22 Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh: phát triển sự nghiệp GD&ĐT để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước, thích ứng với quá trình hội nhập. Qua nhiều dự án mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà trường, học sinh Thủ đô được tạo điều kiện để phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng và trở thành cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế.

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

10 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Được nhận xét là có nhiều ưu điểm cùng độ tin cậy nhất định nhưng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam (VSTEP) vẫn chưa thể trở thành lựa chọn hàng đầu của người học. Đến nay, phạm vi sử dụng chứng chỉ VSTEP vẫn quá hẹp và cơ hội cho người sở hữu chứng chỉ này vẫn bị hạn chế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

09 Apr, 06:04 PM

Kinhtedothi – Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển và lưu ý, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ