Tàu Mỹ bị chặn ở 'nghĩa trang tàu biển'

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tàu Platinum-II tới Ấn Độ vào tháng trước nhưng không được phép cập bến, chờ điều tra. Một nhóm chuyên gia đã kiểm tra con tàu và báo cáo giới chức.

KTĐT - Tàu Platinum-II tới Ấn Độ vào tháng trước nhưng không được phép cập bến, chờ điều tra. Một nhóm chuyên gia đã kiểm tra con tàu và báo cáo giới chức.  

Ấn Độ ngăn không cho một con tàu hải quân của Mỹ tiến vào xưởng phá dỡ tàu vì cho rằng nó gây ô nhiễm môi trường.

Bộ trưởng Lâm nghiệp và Môi trường nước này cho biết đã kiểm tra con tàu Platinum-II và phát hiện nó chứa hàm lượng chất độc cao. Ngoài ra, cũng có thông tin rằng con tàu được đưa vào Ấn Độ bằng giấy tờ giả mạo.

Tàu Platinum-II tới Ấn Độ vào tháng trước nhưng không được phép cập bến, chờ điều tra. Một nhóm chuyên gia đã kiểm tra con tàu và báo cáo giới chức.

"Con tàu đã vi phạm hiệp ước kiểm soát chất độc của Mỹ. Cũng có cáo buộc rằng con tàu được đưa vào Mỹ bằng giấy đăng ký và cờ giả", Bộ Môi trường Ấn Độ tuyên bố. "Quan điểm của Bộ là sẽ không cho phép con tàu cập cảng".

Chưa có lời bình luận từ người chủ của con tàu Platinum-II.

Tàu Platinum-II trước đó có tên là SS Independence dự định sẽ được tháo dỡ tại xưởng tàu Alang ở Ấn Độ. Đó là xưởng lớn nhất châu Á và được mệnh danh là "nghĩa trang của tàu biển". Hàng nghìn con tàu từ khắp thế giới đến khu vực này thuộc bang Gujarat để được tháo dỡ. Các công nhân dùng tay tháo rời các bộ phận bằng những công cụ thô sơ.

Các nhà hành động vì môi trường từ lâu đã yêu cầu đóng xưởng tàu này vì nó gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Quyết định cấm tàu Platinum-II cập bến đã được nhiều người ủng hộ.

"Lệnh ban hành là một chiến thắng trong cuộc chiến chống lại việc vận chuyển và thải chất độc tại các quốc gia thuộc thế giới thứ ba", Jim Puckett - Giám đốc tổ chức Basel Action Network tại Ấn Độ, phát biểu.

"Giờ đây, Ấn Độ đã buộc phải phơi bày sự thật kinh hoàng về ngành công nghiệp phá dỡ tàu. Hy vọng họ sẽ nhận ra rằng ngành công nghiệp đó không đáng để đánh đổi lấy chất thải độc hại, bệnh nghề nghiệp và tác hại tới môi trường".

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần