Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Bình tăng cường kiểm soát thị trường, quyết liệt chống hàng giả, hàng lậu

Kinhtedothi - Hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng nhái thương hiệu đang âm thầm len lỏi vào thị trường Thái Bình qua cả thương mại truyền thống lẫn môi trường mạng. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tỉnh (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm lập lại trật tự, bảo vệ người tiêu dùng và môi trường kinh doanh lành mạnh.

Nguy cơ từ thị trường ngầm

Theo ghi nhận, thời gian qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Thái Bình liên tục phát hiện các vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng lậu và gian lận thương mại, từ sữa, thực phẩm chức năng cho đến lòng lợn giả.

Dù không phải là điểm nóng về sản xuất, phân phối hàng vi phạm, nhưng Thái Bình được đánh giá là thị trường tiêu thụ có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các đối tượng thường lợi dụng những kẽ hở trong kiểm soát, dùng thủ đoạn tinh vi để đưa hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, thuốc lá nhập lậu… vào thị trường.

Kiểm tra, xử lý cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại phường Trần Lãm (thành phố Thái Bình).

Đặc biệt, tình trạng gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp nhập hàng từ nước ngoài, gia công sơ sài nhưng lại khai báo xuất xứ Việt Nam nhằm trục lợi từ các chính sách ưu đãi.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, Chi cục Hải quan Thái Bình đã phát hiện 38 vụ vi phạm, xử phạt 150 triệu đồng và buộc tái xuất 4 lô hàng. Phần lớn các vi phạm liên quan đến ghi nhãn không đúng, khai báo gian dối về xuất xứ.

Một trong những thách thức lớn hiện nay là việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua thương mại điện tử và mạng xã hội. Nhiều đối tượng đã lợi dụng môi trường mạng để rao bán các sản phẩm giả mạo thương hiệu lớn, hàng hóa không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính.

Trong khi đó, việc giám sát, xử lý các vi phạm qua môi trường số còn hạn chế do thiếu công cụ kỹ thuật và hành lang pháp lý đầy đủ.

“Làm sạch” thị trường trước cao điểm tiêu dùng

Trước thực trạng trên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đồng loạt vào cuộc. Công an, quản lý thị trường, hải quan, biên phòng... đều tăng cường kiểm tra, thanh tra tại các khu vực nhạy cảm như cảng, chợ đầu mối, khu công nghiệp, siêu thị...

Theo báo cáo, từ đầu năm 2025 đến nay, các ngành chức năng tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 671 vụ với 756 đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trong đó, đã xử lý hình sự 163 vụ với 228 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính trên 500 vụ với 528 đối tượng; thu nộp ngân sách Nhà nước trên 12,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, các ngành chức năng cũng tập trung kiểm tra những mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân như sữa, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế... Kết quả, đã kiểm tra 179 vụ, xử lý 146 vụ, xử phạt hành chính trên 1 tỷ đồng.

Dự báo trong các dịp hè, lễ hội, cuối năm - thời điểm nhu cầu mua sắm tăng cao – các đối tượng sẽ tiếp tục tìm cách đưa hàng hóa kém chất lượng vào thị trường. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh xác định đây là giai đoạn cần tăng cường siết chặt quản lý, kiểm tra trọng điểm, đặc biệt tại các tuyến vận chuyển, giao nhận hàng hóa.

Công an tỉnh Thái Bình đã xây dựng một số chuyên án tập trung vào các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng phối hợp kiểm soát chặt khu vực cảng cá, cửa ngõ ra vào, nơi có nguy cơ cao bị trà trộn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

Một trong những giải pháp then chốt được tỉnh Thái Bình xác định là nâng cao nhận thức cộng đồng. Khi người tiêu dùng biết cách phân biệt hàng thật - giả, khi doanh nghiệp ý thức rõ trách nhiệm tuân thủ pháp luật, thì “đất sống” cho hàng lậu, hàng giả sẽ bị thu hẹp.

Tỉnh đang xem xét hoàn thiện các công cụ pháp lý, nâng cao chế tài xử phạt, đồng thời đề xuất bổ sung các quy định quản lý trên môi trường số để phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh.

Với những bước đi chủ động, linh hoạt cùng tinh thần kiên quyết lập lại kỷ cương thương mại, Thái Bình đang từng bước tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn cho người dân và doanh nghiệp.

Gian lận thương mại giảm, hàng giả gia tăng: những thách thức mới trong quản lý thị trường tại Lào Cai

Gian lận thương mại giảm, hàng giả gia tăng: những thách thức mới trong quản lý thị trường tại Lào Cai

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Nam Định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

18 May, 07:58 PM

Kinhtedothi - Thời gian qua, Nam Định đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, nâng cao chất lượng dịch vụ công và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

Sơn La sản xuất cây ăn quả rải vụ, tăng hiệu quả kinh tế

18 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Sản xuất cây ăn quả rải vụ giúp nông dân Sơn La có cơ hội bán các loại nông sản giá cao, ít cạnh tranh và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu cung cấp nông sản liên tục cho thị trường.

Siết quản lý kinh doanh gạo

Siết quản lý kinh doanh gạo

18 May, 02:37 PM

Kinhtedothi - Cùng với ổn định sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát chặt điều kiện kinh doanh gạo được coi là những giải pháp quan trọng để xuất khẩu gạo Việt Nam bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ