Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Bình tăng cường phòng chống dịch Covid-19

Kinhtedothi - Ngày 21/5, Sở Y tế tỉnh Thái Bình ban hành văn bản gửi các sở, ban ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị y tế, yêu cầu chủ động tăng cường phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch có dấu hiệu quay trở lại.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình, trong những ngày qua, địa phương ghi nhận thêm 5 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca từ đầu năm 2025 đến nay lên 82 trường hợp. Trên thế giới, số ca mắc cũng gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan. Tại Việt Nam, đã ghi nhận 148 ca mắc rải rác tại một số tỉnh, thành.

Bên cạnh Covid-19, từ đầu năm đến nay Thái Bình còn ghi nhận hơn 10.800 ca mắc hội chứng cúm (chủ yếu là cúm A và B), 50 ca sốt xuất huyết, hơn 260 ca sởi và 340 ca tay chân miệng. Các ca bệnh phân bố rải rác tại các huyện, thành phố và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các trường hợp nhập viện.

Sở Y tế tỉnh Thái Bình đề nghị các địa phương, đơn vị tuyệt đối không chủ quan, cần nâng cao tinh thần cảnh giác trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát. Thường xuyên theo dõi diễn biến dịch, chủ động phương án ứng phó và phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để nâng cao ý thức cộng đồng, giám sát và phát hiện sớm người mắc Covid-19 nhằm cách ly, điều trị kịp thời, tránh lây lan.

Các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tổng vệ sinh môi trường, tăng cường các biện pháp phòng dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Trung tâm y tế các huyện, thành phố chủ động xây dựng phương án ứng phó với diễn biến dịch, bảo đảm đầy đủ hậu cần, thuốc men, vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và nhân lực. Đồng thời, các trạm y tế cơ sở tăng cường quản lý, giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để triển khai cách ly, điều trị và các biện pháp ngăn chặn dịch kịp thời.

Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, Sở Y tế yêu cầu rà soát, cập nhật kế hoạch thu dung và điều trị người bệnh Covid-19, chuẩn bị khu vực cách ly và kiểm soát nhiễm khuẩn. Đặc biệt, cần đảm bảo an toàn cho các nhóm có nguy cơ cao như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai và bệnh nhân đang điều trị tại các khoa hồi sức, tim mạch, thận nhân tạo...

Ca mắc Covid-19 tăng trở lại: có cần cách ly nếu mắc bệnh?

Ca mắc Covid-19 tăng trở lại: có cần cách ly nếu mắc bệnh?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

Bài cuối: Đòn bẩy chiến lược cho sức khỏe quốc gia

12 Jun, 08:01 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, béo phì và tim mạch ngày càng gia tăng, tiêu thụ đồ uống có đường đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành y tế và xã hội. Một trong những giải pháp được đánh giá là hiệu quả, bền vững và đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công là việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

Bài 2: Gánh nặng chi phí y tế

11 Jun, 06:24 PM

Kinhtedothi - Việc tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường là sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2, tăng huyết áp, béo phì và bệnh tim mạch. Những căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân, cũng như kéo theo chi phí y tế khổng lồ, tác động có hệ thống đến ngành y tế và bền vững của nền kinh tế.

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

Hà Nội triển khai bệnh án điện tử, tiến tới xây dựng bệnh viện thông minh

11 Jun, 06:04 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/6, tại hội nghị giao ban công tác khám, chữa bệnh (KCB) 6 tháng năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, TS Nguyễn Đình Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, các cơ sở y tế cần nâng cao chất lượng KCB bảo hiểm y tế (BHYT), quản lý hiệu quả quỹ BHYT nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân, tiến tới khám sức khỏe miễn phí.

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

Loạt bài: Kiểm soát đồ uống có đường: Đừng bỏ lỡ cơ hội “vàng” từ chính sách thuế

10 Jun, 08:03 PM

Kinhtedothi - Đằng sau vị ngọt hấp dẫn của các loại đồ uống có đường (ĐUCĐ) là những hiểm họa âm thầm đối với sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh gánh nặng bệnh tật ngày càng gia tăng và ngân sách y tế chịu nhiều sức ép, việc áp thuế đặc biệt với ĐUCĐ không chỉ là biện pháp kinh tế, mà còn là chiến lược dài hạn để bảo vệ sức khỏe người dân. Loạt bài viết của Kinh tế & Đô thị sẽ làm rõ những tác động tiêu cực của ĐUCĐ, kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát, và đề xuất chính sách thuế như một công cụ hiệu quả để đặt công tác chăm sóc sức khỏe lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ