Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Lan chưa thể tìm ra Thủ tướng tiếp theo

KInhtedothi - Lãnh đạo đảng Move Forward, Pita Limjaroenrat, đã thất bại trong vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Quốc hội hôm 13/7 để có thể trở thành Thủ tướng tiếp theo của Thái Lan.

Ông Pita, 42 tuổi, là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Thái Lan, nhưng đã không thể giành được sự chấp thuận cần thiết của hơn một nửa lưỡng viện của Quốc hội nước này.

Move Forward đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5 năm nay, và sau đó đã thành lập một liên minh với 7 đồng minh. Liên minh này đã có 312 ghế trong Hạ viện gồm 500 thành viên.

Để trở thành Thủ tướng, ông Pita phải được ít nhất 375 nghị sĩ chấp thuận. Nhưng ông chỉ giành được 324 phiếu hôm 13/7. Tổng cộng 705 người đã bỏ phiếu, trong đó có 182 nghị sĩ bỏ phiếu chống ông Pita và 199 người khác bỏ phiếu trắng.

Do việc lựa chọn Thủ tướng không thành công nên Hạ viện và Thượng viện của Thái Lan sẽ phải triệu tập lại để bỏ phiếu lại, nhưng chưa xác định ngày giờ cụ thể. "Chúng tôi sẽ không bỏ cuộc. Chúng tôi sẽ dành thời gian để lập chiến lược củng cố phiếu bầu cho vòng tiếp theo" - ông Pita nói sau cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm.

Cuộc bỏ phiếu hôm 13/7 diễn ra chỉ vài giờ sau cuộc tranh luận chủ yếu tập trung vào chính sách của Move Forward, nhằm sửa đổi luật phỉ báng Hoàng gia. Ông Pita giải thích rằng việc sửa đổi là nhằm ngăn chặn việc sử dụng luật như một công cụ chính trị.

Mục 112 của Bộ luật Hình sự Thái Lan, còn được gọi là Luật Khi quân, quy định rằng bất kỳ ai phỉ báng, xúc phạm hoặc đe dọa Nhà vua, Hoàng hậu, người thừa kế hoặc người nhiếp chính sẽ bị phạt tù từ 3-15 năm - tương đương với mức phạt đối với tội ngộ sát. Theo ông Pita, đảng của ông không có kế hoạch thay đổi chính sách về luật.

Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm được xem là một bài kiểm tra quan trọng đối với ảnh hưởng chính trị của ông Pita, và là thước đo sự phản đối đối với chương trình nghị sự của đảng ông, bao gồm cả việc loại bỏ quân đội khỏi chính trị và hạn chế độc quyền kinh doanh.

Việc Pita quyết tâm theo đuổi chương trình nghị sự của đảng mình đã khiến ông gặp không ít mâu thuẫn với một mối quan hệ chặt chẽ tại Thái Lan, gồm những người bảo thủ và các gia đình giàu có lâu đời - những người đã gây ảnh hưởng lớn trên chính trường nước này trong nhiều thập kỷ qua. Đây được cho là nhóm sẽ cố gắng cản trở ông Pita tại Quốc hội.

Bầu cử Thái Lan: Hoài niệm hay tiến tới?

Bầu cử Thái Lan: Hoài niệm hay tiến tới?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân gián tiếp

21 Apr, 07:44 AM

Kinhtedothi - Theo Thứ trưởng Ngoại giao Iran Kazem Gharibabadi, vòng tham vấn kỹ thuật giữa các chuyên gia Mỹ và Iran sẽ diễn ra vào ngày 23/4 tại Thủ đô Muscat của Oman, với sự tham gia của các bên trung gian.

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

Nga-Iran “bắt tay” vô hiệu hóa lệnh trừng phạt từ phương Tây

19 Apr, 09:47 PM

Kinhtedothi - Theo Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Nga - Iran vừa được Thượng viện Nga thông qua giữa tuần này, hai nước trở thành đối tác chiến lược và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực như quốc phòng, chống khủng bố, năng lượng…

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

19 Apr, 07:56 AM

Kinhtedothi - Bán đảo Crimea, nơi có đa số cư dân là người Nga, đã bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi năm 2014, ngay sau cuộc đảo chính tại Kiev được phương Tây hậu thuẫn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ