Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thận trọng khi uống nước me trong mùa hè

Kinhtedothi - Nước me giúp giải nhiệt mùa hè tốt nhưng bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhé.

Nước đá me được làm từ thịt của quả chín, me Thái có vị ngọt, hoặc me Việt có vị chua, có nhiều vitamin C, vitamin B, và các vi chất rất có lợi cho sức khỏe, dễ tìm lại khá rẻ tiền.

Bạn cần thận trọng khi uống nước me trong mùa hè. Nguồn ảnh: Internet 

Uống nước đá me giúp giải khát, thanh nhiệt vào những ngày hè nắng nóng, vì thịt me góp phần bù nước, điện giải, giúp giải nhiệt nhanh chóng. Một cốc đá me thêm đá nhuyễn và ít đậu phộng rang giòn sẽ giúp bạn đánh tan cơn khác và nhanh chóng lấy lại năng lượng bị mất. 

Những người ăn uống khó tiêu có thể sử dụng nước đá me pha nước uống nóng thường xuyên, hay chế biến món ăn (như cua rang me) có thêm nước cốt me giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, nhất là cảm giác buồn nôn ở phụ nữ mang thai. 

Nhuận tràng tự nhiên là một lợi ích khác của món giải khát này, uống đá me nóng có thể nhanh chóng giúp điều hòa nhu động ruột, giúp giảm các triệu chứng khó chịu do táo bón. Tuy nhiên, uống nước đá me không đúng cách có thể gây tác dụng phụ không ngờ bạn cần chú ý. 

Tác dụng phụ khi uống nước me không đúng cách

Mặc dù có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu uống nước me, ăn me không đúng cách sẽ dẫn tới một số hệ lụy nghiêm trọng như:

Gây trào ngược axit

Trong trái me có khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid nên khi ăn nhiều nồng độ axit trong hệ tiêu hoá tăng lên, ảnh hưởng đến dạ dày. Vì vậy, nếu mắc các bệnh như trào ngược dạ dày, axit thì không nên ăn, uống quá nhiều nước me.

Ảnh hưởng men răng

Tính axit trong quả me chính là nguyên nhân làm hỏng men răng, bào mòn răng. Duy trì lâu ngày sẽ kéo theo các bệnh răng miệng khác như sâu răng, ê buốt răng, vàng, xỉn…

Nguy cơ bị dị ứng

Có nhiều trường hợp dị ứng với các thành phần của me, có thể gặp một số triệu chứng như phát ban, ngứa, viêm, cảm giác châm chích, choáng váng, ngất xỉu, nôn mửa, khó thở…

Tương tác với một số loại thuốc kháng sinh

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, me có thể tương tác với một số loại thuốc kháng sinh nhãn khoa, dẫn đến các nguy cơ không mong muốn về da cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi ăn me trong giai đoạn dùng kháng sinh.

Nguy cơ bị co mạch nếu đang dùng thuốc co mạch

Me có tác dụng làm co mạch bằng cách thúc đẩy quá trình thu hẹp mạch máu. Nếu khi dùng thuốc co mạch không nên dùng thêm me, vì có thể dẫn đến lưu thông máu chậm, thậm chí tắc nghẽn mạch máu.

Hỗ trợ chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

Hỗ trợ chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn

Phụ nữ Hà Nội sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn

Phụ nữ Hà Nội sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ