Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tháng 2/2025: giao dịch trái phiếu riêng lẻ giảm mạnh

Trong tháng 2/2025, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 2.592 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh hoạ

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong tháng 2/2025, các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại 2.592 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn ở mức cao khi ước tính trong 10 tháng còn lại của năm 2025, sẽ có khoảng 192.267 tỷ đồng trái phiếu đến hạn. Đáng chú ý, trái phiếu thuộc lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 107.235 tỷ đồng, tương đương 54% tổng giá trị trái phiếu đáo hạn.

Về giao dịch trên thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 2/2025 đạt 73.491 tỷ đồng, trung bình khoảng 3.675 tỷ đồng/phiên, giảm 22% so với bình quân tháng trước.

Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận một trường hợp chậm thanh toán lãi suất, với giá trị lên đến 39 tỷ đồng trong tháng 2.

Dự kiến trong quý I và II/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank – HoSE: HDB) sẽ phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Kỳ hạn dự kiến từ 7-8 năm với lãi suất thả nổi.

Cùng với đó, Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) cũng đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị tối đa 2.000 tỷ đồng, chia thành hai đợt trong năm 2025. Đây cũng là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, với kỳ hạn tối đa 3 năm và lãi suất kỳ đầu 8,3%/năm.

Trong tháng đầu năm 2025, VBMA ghi nhận 4 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng với tổng giá trị 5.554 tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng áp đảo với 95%, còn lại 5% thuộc về nhóm chứng khoán.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Bản Việt đã huy động thành công 1.254,38 tỷ đồng, trong khi Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phát hành hai lô trái phiếu với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng. Ở lĩnh vực chứng khoán, CTCP Chứng khoán DNSE cũng phát hành thành công một lô trái phiếu trị giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm.

Những diễn biến trên cho thấy dù áp lực đáo hạn vẫn lớn, nhưng các doanh nghiệp tài chính vẫn đang tích cực lên kế hoạch huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu để đảm bảo nguồn lực phát triển trong năm 2025.

Bất động sản hút vốn trái phiếu: Thêm cơ hội để phục hồi

Bất động sản hút vốn trái phiếu: Thêm cơ hội để phục hồi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ