- Khu vực không có quan hệ lao động nhưng số người làm việc lại rất đông, chiếm trên 60%. Nơi này không có chủ sử dụng lao động mà họ tự thân vận động, làm việc. Vì thế, chúng tôi xác định nơi này cần được ưu tiên, nhất là những người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt, tiếp xúc với nhiều nguy hiểm. Chúng tôi có đề xuất các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch ngân sách, đào tạo nguồn lực. Thậm chí, cấp huyện, xã cũng phải có người quản lý công tác ATVSLĐ. Bộ LĐTB&XH sẽ đào tạo lực lượng giảng viên, cán bộ ATVSLĐ cho khu vực này. Song song với đó có các hội, ngành, đoàn thể (Hội Nông dân, Liên minh HTX, Công đoàn…) đều vào cuộc với nhiều chương trình quản lý hội viên của mình.
Chúng tôi thông qua các chương trình quốc gia về ATVSLĐ, tài trợ quốc tế sẽ có những hoạt động hỗ trợ cho nông dân trong làm nghề phù hợp với điều kiện của họ. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức cho NLĐ và huấn luyện những biện pháp làm việc an toàn, hướng dẫn cách sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc.
Đối với những nhà bán sản phẩm máy thiết bị về ATVSLĐ, khi cung cấp cho NLĐ phải có hướng dẫn và tập huấn vận hành an toàn. Bằng tất cả những hoạt động này, chúng tôi hy vọng từng bước một sẽ giúp cho công tác an toàn lao động ở khu vực phi chính thức được nâng lên.
Khu vực phi chính thức có rất đông NLĐ, trong khi nguồn lực làm công tác huấn luyện ATVSLĐ rất hạn chế?
- Đúng là khu vực không có quan hệ lao động chiếm số đông NLĐ mà chúng ta lại hạn chế về nguồn lực và ngân sách. Vì thế, trước mắt, chúng tôi sẽ chọn những ngành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt để tập trung làm trước, sau đó sẽ nhân rộng ra những ngành nghề khác. Ví dụ, vận hành những máy nén khí có thể gây ra hậu quả nổ; máy cắt có thể dẫn đến cuốn, cán, kẹp; hay sử dụng các chất độc (thuốc trừ sâu, hóa chất) có thể bị ngộ độc thì phải sử dụng phương tiện thế nào, vận hành ra sao cho an toàn.
Theo xác định của chúng tôi, có khoảng 3 triệu người đang làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt này. Trước mắt, trong khu vực có quan hệ lao động sẽ được ưu tiên để tập huấn và đào tạo, hướng dẫn trước.
Hiện nay, chính sách bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) cho NLĐ được triển khai thế nào, thưa ông?
- Có rất nhiều loại hình bảo hiểm. Chúng tôi được giao trách nhiệm và đang tập trung triển khai bảo hiểm TNLĐ, BNN đến NLĐ. Hiện nay, tất cả NLĐ làm việc có hợp đồng lao động đều được DN đóng 2 loại bảo hiểm này. Vừa rồi, chúng tôi đề xuất Chính phủ giảm đóng bảo hiểm TNLĐ xuống 0,5% thay cho 1% trước đây. Những NLĐ được DN đóng bảo hiểm TNLĐ, khi xảy ra sự cố sẽ được hưởng các chế độ chính sách từ sơ cấp cứu, điều trị đến phục hồi chức năng, bồi thường trợ cấp khi xảy ra tai nạn hoặc được đào tạo chuyển đổi nghề. Trong trường hợp NLĐ bị chết thì gia đình, thân nhân được hưởng chế độ.
Đối với khu vực phi chính thức và không có chủ sử dụng lao động, Chính phủ đang giao cho chúng tôi tham mưu xây dựng nghị định về đóng bảo hiểm TNLĐ. Về nội dung này, theo lộ trình đến năm 2018 mới có thể đề xuất Chính phủ xem xét ban hành. Nhưng, trong thời gian tới, tất cả NLĐ tự do sẽ được quyền tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN. Tất nhiên là trên tinh thần chúng tôi sẽ đề xuất với Chính phủ có hỗ trợ kinh phí để họ tham gia, khi xảy ra TNLĐ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, phục hồi chứng năng.
Tôi muốn nhấn mạnh đến việc, để NLĐ tham gia loại hình bảo hiểm này, trước hết chúng ta phải tuyên truyền để họ thấy được lợi ích. Đặc biệt, khi NLĐ tham gia càng đông sẽ giúp cho công tác phòng ngừa TNLĐ cũng như giải quyết chế độ lao động sẽ được tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!