Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh Hóa: xử phạt công ty Huyền Quý hơn 200 triệu đồng

Kinhtedothi – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Huyền Quý (Công ty Huyền Quý) tổng số tiền hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới.

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2715/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính Công ty Huyền Quý với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng do khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới.

Cụ thể, Công ty Huyền có địa chỉ xảy ra vi phạm tại mỏ đất làm vật liệu san lấp, đá Bazan làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung; người đại diện theo pháp luật là ông Lê Đình Quý. Công ty Huyền Quý đã có hành vi vi phạm hành chính: khai thác khoáng sản có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,5 ha đến dưới 1 ha (vượt 0,6605 ha).

Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản; được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ. UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt Công ty Huyền Quý với số tiền 170 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty Huyền Quý buộc phải thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn (quy định tại điểm a, khoản 10, Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP); chi trả kinh phí đo đạc (quy định tại điểm c, khoản 10, Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐCP; Công ty Huyền Quý đã chi trả 20.183.970 đồng cho Đoàn Mỏ - Địa chất Thanh Hóa, thể hiện tại hóa đơn giá trị gia tăng ký hiệu 1C24TAA số 00000054).

Bên cạnh đó, Công ty Huyền Quý phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm b, khoản 10, Điều 37 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, số tiền là 39.696.625 đồng (do đơn vị xác định tại Báo cáo số 01/CV-HQ ngày 03/6/2024, đính chính tại Báo cáo số 02/CV-HQ ngày 05/6/2024).

Quyết định xử phạt Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Huyền Quý

Tuy nhiên, hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn về việc xác định khối lượng khai thác ra ngoài, chi phí trực tiếp cho việc khai thác nên chưa đủ cơ sở để xác định số lợi bất hợp pháp; do đó số tiền 39.696.625 đồng là tạm thu, sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa có đủ cơ sở xác định sẽ lập hồ sơ truy thu (nếu số lợi bất hợp pháp được xác định lớn hơn 39.696.625 đồng).

Mọi chi phí tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do Công ty Huyền Quý chi trả.

Như vậy, tổng số tiền Công ty Huyền Quý phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 209.696.625 đồng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

EVNSPC đóng điện 72 công trình 110kV trong 6 tháng đầu năm

08 Jul, 05:45 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã đóng điện 72 công trình 110kV, trong đó có 50 công trình hoàn thành trước ngày 30/4/2025, lập thành tích thiết thực chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống Nhất đất nước và 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC; góp phần chống quá tải và đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn các tỉnh phía Nam.

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

08 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

08 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ