Cổ phiếu lớn bớt tiêu cực
VN-Index đóng cửa tiến sát tham chiếu, đà hồi phục có đóng góp từ nhóm vốn hoá lớn. VN30-Index lấy lại sắc xanh. GVR, SSI, MSN, VNM, SHB là những mã tạo ảnh hưởng tích cực nhất. Dù vậy, đóng góp của những cổ phiếu này chưa lớn, không đủ lấn át sức nặng của các bluechip đi lùi như VCB, VHM, BID, HPG, VRE…
Nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn như ngân hàng vẫn đè nặng áp lực lên thị trường chung. Các mã lớn như VCB, CTG, BID đều đi lùi. Nhóm bất động sản cũng phân hoá. Trong khi cổ phiếu nhỏ, vừa tăng tốt, thì các mã lớn vẫn chưa hết điều chỉnh. ILB, DIG tăng trần, HQC, SCR, CEO, SZC, DXG… tăng 4-6%. Trong khi đó, các cổ phiếu vốn hoá lớn như VIC, VHM, VRE đồng loạt đi lùi. Một số cổ phiếu nhỏ bị chốt lời. QCG đứt mạch tăng, tăng trần, kết phiên giảm hơn 1%. PVL giảm sàn.
Nhóm xây dựng đồng loạt điều chỉnh. HBC, FCN, VCG, HHB, EVG cùng giảm giá.Cổ phiếu chứng khoán tiếp tục khởi sắc hơn thị trường chung. APS, BSI, VDS, FTS, VDS tăng trần. VDS cho biết, quý 1/2022 đã lãi 77 tỷ đồng, và xoá số lỗ luỹ kế. Có lẽ đây là một trong những yếu tố giúp VDS trần. Khoảng 20 cổ phiếu chứng khoán tăng giá, như CTS, MBS, AGR, ORS, BVS tăng 4-6%.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm 1,2 điểm (0,11%) xuống 1.069,71 điểm. HNX-Index tăng 0,17 điểm (0,08%) lên 211,6 điểm. UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (0,23%) xuống 78,16 điểm.
Thanh khoản giảm mạnh. Giá trị khớp lệnh HoSE từ gần 15.000 tỷ đồng, xuống còn 9.825 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 163 tỷ đồng, tập trung vào STB, KDH, KBC, VCB…
Chứng khoán MBS cho rằng, tín hiệu chốt lời ngắn hạn đã rõ nét hơn cho đến phiên hôm nay, ở ba phiên trước thanh khoản cũng ở mức cao, nhưng chỉ số VN-Index vẫn không thể dứt điểm được vùng cản quanh 1.082 điểm. Với thanh khoản đang ở mức cao nhất hơn 2 tháng qua, thị trường có thể hấp thụ được lượng hàng chốt lời ngắn hạn.
Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, nhịp điều chỉnh vừa qua có thể chỉ là ngắn hạn. Dù vậy, mức độ giảm điểm có thể sẽ vẫn là khá lớn do bối cảnh chung hiện tại thiếu vắng thông tin hỗ trợ trên thị trường. Vùng hỗ trợ gần nhất là 1.050 điểm. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư nên thuận theo xu hướng ngắn hạn và chốt lời một phần các cổ phiếu đã đạt lợi nhuận và nâng cao tỷ trọng tiền mặt để chờ đợi mua vào ở những nhịp rung lắc điều chỉnh giảm mạnh có thể sẽ xuất hiện trong những phiên tới.
Thêm cổ phiếu nhận “án” huỷ niêm yết
Một thông tin đáng chú ý khác trên thị trường, là Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa gửi văn bản đến CTCP Nông dược H.A.I (mã HAI) thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HAI. HoSE cho biết, HOSE cho biết cổ phiếu HAI bị đình chỉ giao dịch vào năm 2022 do công ty tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin dù đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.
Đến ngày 03/04/2023, HOSE tiếp tục có văn bản nhắc nhở về việc chậm công bố BCTC kiểm toán năm 2022 nhưng đến nay, HAI vẫn chưa thực hiện công bố.
Như vậy, Công ty đã tiếp tục vi phạm về công bố thông tin sau khi bị đình chỉ giao dịch và chưa khắc phục được các lỗi vi phạm trước đó, cụ thể các tài liệu chưa được HAIcông bố gồm: BCTC kiểm toán năm 2021 và năm 2022, BCTC soát xét bán niên 2022 và Báo cáo thường niên 2021. Với những vi phạm này, HOSE sẽ tiến hành hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HAI trong thời gian tới.
Ngoài HAI, HOSE thông báo sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với hơn 64.5 triệu cp của CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (SII). Nguyên nhân vì Công ty có kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tục, thuộc trường hợp chứng khoán bị hủy niêm yết bắt buộc.
Trước đó, ngày 14/04/2022, HOSE thông báo chuyển cổ phiếu SII từ diện cảnh báo sang kiểm soát, do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 âm gần 105 tỷ đồng và năm 2021 âm gần 73.5 tỷ đồng, căn cứ BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 và năm 2021.
Đến ngày 29/03/2023, HOSE nhận được công bố thông tin BCTC riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2022 của SII. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2022 âm gần 89 tỷ đồng. Như vậy, cổ phiếu SII rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc do kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục.