Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tu bổ di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 2512/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Theo Quyết định, TS.KTS Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; PGS.TS Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL làm Phó Chủ tịch Hội đồng; Thiếu tướng, TS Nguyễn Xuân Năng - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và KTS Trần Quốc Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích là Ủy viên phản biện. Hội đồng còn có các ủy viên là đại diện các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan.

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: Hà Khánh
Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tổng hợp báo cáo kết quả trình Bộ VHTT&DL xem xét, quyết định. Hội đồng chịu trách nhiệm về những đánh giá và kết luận của mình.
Trước đó, Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên đã có văn bản số 2411/SVHTTDL-QLDSVH gửi Bộ VHTT&DL về việc hoàn thiện bổ sung tài liệu hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
Theo đó, Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên đã phối hợp với đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ theo ý kiến tham gia, góp ý của các bộ, ngành, cơ quan T.Ư. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh Điện Biên ban hành Công văn số 3080/UBND-KGVX ngày 27/6/2025 gửi Bộ VHTT&DL về việc hoàn thiện hồ sơ quy hoạch này.
Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 1661/NQ-UBTVQH15 ngày 16/6/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Điện Biên năm 2025, Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên đã triển khai rà soát cập nhật tên gọi, địa danh các điểm di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên từ ngày 1/7/2025.
Di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là bằng chứng lịch sử về chiến thắng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, thể hiện ý chí quyết tâm của cả dân tộc trước một lực lượng quân sự hùng mạnh, phương tiện chiến tranh hiện đại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam, giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước, mở đầu thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, góp phần thúc đẩy quá trình tan rã từng mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Với ý nghĩa và tầm vóc đặc biệt, di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2009.
Các di tích nổi bật của Chiến trường Điện Biên bao gồm đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập, cầu Mường Thanh, sân bay Mường Thanh (nay là sân bay Điện Biên Phủ) và hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ...

Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của tinh thần quật cường
Quần thể Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ bao gồm 46 di tích thành phần (trong đó có 8 Di tích Quốc gia Đặc biệt) là những chứng tích sống động về cuộc kháng chiến thần kỳ của quân và dân ta.

Nghệ thuật tổ chức chiến trường trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành công của nghệ thuật tổ chức chiến trường phối hợp tạo thế và thời cơ có lợi cho trận quyết chiến đánh thắng địch có quân số đông, hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao.

Chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: tỉnh Điện Biên khánh thành Cột cờ A Pa Chải
Kinhtedothi - Ngày 7/5, đúng kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2025), UBND tỉnh Điện Biên tổ chức khánh thành công trình Cột cờ A Pa Chải tại khu vực xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.