Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh niên trai làng Thụy Lôi rước "vua, chúa giả" tại Lễ hội đền Sái

Kinhtedothi - Hàng chục trai làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh) thực hiện nghi lễ rước "vua, chúa giả" tại Lễ hội đền Sái Xuân Ất Tỵ 2025.
Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng Giêng Âm lịch, người dân làng Thụy Lôi nói riêng và xã Thụy Lâm nói chung lại long trọng tổ chức Lễ hội đền Sái, với nghi lễ rước “vua, chúa giả” độc đáo.
Lễ hội đền Sái có nguồn gốc gắn liền với điển tích vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Năm nay, người có vinh dự nhận vai vua là cụ Nguyễn Hữu Bá, 73 tuổi (trái) và vai chúa là cụ Trương Nam Cường, 72 tuổi (phải). 
Người dân phải chọn ra những người đóng vua giả, chúa giả và các quan. 
Trong ngày chính hội, mọi người đều hóa trang, đánh phấn, mặc quần áo, đội mũ, đi hia. Người được chọn đóng vua sẽ tự lên đền Thượng làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương, trong khi người được chọn đóng chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.
Sau đó, chúa sẽ vòng sang đền Thượng cùng vua làm lễ ướm gươm, chém ba nhát vào tảng đá lớn. Đây là hành động biểu trưng cho việc chém đầu tinh gà trắng ngày trước. Tiếp đến lễ mừng tựa, tức bêu đầu gà tượng trưng cho việc tinh gà trắng đã bị tiêu diệt, nhà vua có thể yên tâm tiếp tục xây thành.
Ngoài "vua, chúa" còn có các quan được rước kiệu võng tại lễ hội.
Quân lính là các em nhỏ đóng vai vừa đi vừa hô vang với tinh thần phấn khởi.
Hơn chục thanh niên khỏe mạnh được giao nhiệm vụ rước kiệu chúa, cứ khoảng 15 phút lại thay đội rước một lần.
Trong khi trai tráng tung kiệu, "chúa giả" ngồi trên vung kiếm chém để khuấy động hào khí. 
Khác với các lễ hội khác, vua ở đền Sái là người thật, mặc áo long bào, không phải đeo mặt nạ hay rước kiệu tượng trưng.
Lễ hội thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương.
Lễ bái xong, “vua, chúa giả” sẽ được rước trên kiệu, đến cánh đồng chầu, vua làm lễ bái vọng Đức Thánh Huyền Thiên trên đền Sái, sau đó, cùng quan trở về đình.
Lễ hội đền Sái với nghi thức rước “vua, chúa giả” mong ước một năm mới tài lộc, thành công, bình an và hạnh phúc, được ví như một bảo tàng bách khoa về đời sống văn hoá, tinh thần phong phú của Nhân dân thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm nói riêng, huyện Đông Anh nói chung.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn liền với danh nhân Tô Hiến Thành

06 Jul, 10:58 AM

Kinhtedothi – Sáng 6/7, xã Ô Diên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành, nhà chính trị, nhân cách văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XII. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

Bài 2: Bất cập trong công tác quản lý

06 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Tại nhiều địa phương, công tác bảo vệ di tích, di sản có nơi còn chưa được quan tâm đúng mức, khoán trắng cho Ban Quản lý di tích; nhiều nơi thiếu nguồn lực, nhân sự để bảo vệ dẫn tới không quản lý xuể trong khi ý thức của du khách còn hạn chế.

Hào hoa vẫn ở đây...

Hào hoa vẫn ở đây...

05 Jul, 05:50 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nghìn năm văn hiến không chỉ ôm ấp trong lòng đô thị những giá trị lịch sử, kiến trúc, mà còn lưu giữ cả lối sống và tâm thức đô thị đặc trưng. Đi qua bao thăng trầm lịch sử, đặc biệt là các lần thay đổi địa giới hành chính trong thời kỳ hiện đại, bản sắc Hà Nội không ngừng “hội tụ, kết tinh và lan tỏa”, để hình thành những đan xen giữa truyền thống và hiện đại, giữa phố cổ và đô thị mới, giữa làng quê và thành thị. Nhưng hào hoa Hà Nội thì vẫn ở đây, trên từng con phố và sâu trong tâm thức đô thị…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ