70 năm giải phóng Thủ đô

Thành phố Mỹ chủ trương biến tù nhân thành lao động

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Có khoảng 5 triệu người đã từng thụ án trong nhà tù tiểu bang hoặc liên bang ở Mỹ, và tỷ lệ thất nghiệp trong số những người bị giam giữ ở mức 27% vào năm 2018, gần gấp 5 lần tỷ lệ chung trên toàn quốc.

Tại Học viện cắt tóc Legacy của Juan Rivera ở Chicago (Mỹ), những người thợ xôn xao khi nhận được những lời khen từ khách hàng. Trong các lớp học liền kề, các học viên khác tập trung tại các bàn chật cứng với những chiếc đầu ma-nơ-canh và các dụng cụ cắt tỉa. Một người đàn ông, Anthony, quét tóc trên sàn sau khi cắt tỉa cho một khách hàng nữ.

Juan Rivera, chủ sở hữu của trường Legacy Barber College ở khu phố Rogers Park, Chicago (Mỹ), đang giúp những người khác đã mãn hạn tù tìm được sự nghiệp.
Juan Rivera, chủ sở hữu của trường Legacy Barber College ở khu phố Rogers Park, Chicago (Mỹ), đang giúp những người khác đã mãn hạn tù tìm được sự nghiệp.

Juan, giáo viên và Anthony, học viên, đều đang bận rộn trong sự nhộn nhịp của cửa hàng cắt tóc, thuộc khu phố Rogers Park. Cách đây không nhiều năm, họ đã chơi bóng rổ và nâng tạ cùng nhau - trong tù. Anthony, 44 tuổi, được trả tự do vào tháng 5/2022 sau khi trải qua 27 năm ngồi sau song sắt.

Giờ đây, con đường của mưu sinh của họ mở ra do nhu cầu thiết yếu: Các doanh nghiệp cần những người được đào tạo để có việc làm và những người bị giam giữ cần việc làm.

Có khoảng 5 triệu người đã từng thụ án trong nhà tù tiểu bang hoặc liên bang ở Mỹ, và tỷ lệ thất nghiệp trong số những người bị giam giữ ở mức 27% vào năm 2018, gần gấp 5 lần tỷ lệ chung trên toàn quốc, theo Sáng kiến ​​Chính sách Nhà tù. 

Các nhà lập pháp của bang đang theo đuổi ít nhất hai phương thức sáng tạo để giúp các doanh nghiệp tìm được nhiều lao động hơn - bao gồm cả một số người có thể đã ngồi tù.

Rivera mở Legacy vào năm 2016 chỉ đơn giản là để giúp mọi người trở thành thợ cắt tóc, hướng dẫn học viên với 1.500 giờ đào tạo bắt buộc của bang. Theo thời gian, học viện nhỏ này đã trở thành một bàn đạp quan trọng cho 40% học viên có tiền án tham dự khóa học. Những mô hình tương tự được mở rộng trong năm nay khi ông và các chủ doanh nghiệp nhỏ khác làm chứng trước các nhà lập pháp tiểu bang về việc giảm yêu cầu đối với các giấy phép nghề nghiệp như cắt tóc, thẩm mỹ và lái xe tải.

Rivera cho biết trong một cuộc phỏng vấn, loại bỏ những rào cản như việc yêu cầu bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ giúp "một người nào đó cố gắng làm điều gì đó tốt hơn trong cuộc sống dễ dàng hơn một chút". 

Việc này thậm chí còn cần thiết hơn đối với những người đã mãn hạn tù, những người thường thiếu động lực và năng lực. Tại Legacy, Anthony đang triển khai một khóa học bồi dưỡng kéo dài 300 giờ để xây dựng dựa trên 1.200 giờ đào tạo thợ cắt tóc của mình trong tù. Học viện của Rivera là một trong những trường dạy cắt tóc duy nhất ở Illinois chấp nhận tín chỉ chuyển tiếp từ nhà tù. Nếu không, những người như Anthony sẽ phải làm lại từ đầu. 

“Anthony là một ví dụ điển hình về một người không bao giờ bỏ cuộc,” Rivera, 49 tuổi, người đã ngồi tù 20 năm và được trả tự do khi bản án oan sai của ông được công nhận vào năm 2011, cho biết

Hai sáng kiến
Illinois vào mùa hè này đã ký một đạo luật để nghiên cứu - và có khả năng giảm bớt - các tiêu chí nghiêm trọng đối với giấy phép nghề nghiệp.

Ngoài ra, các nhà lập pháp của bang cũng đang xem xét một dự luật khác sẽ cung cấp cho các chủ doanh nghiệp nhỏ khoản trợ cấp 2.500 USD - và trợ cấp tiền lương có thể có - để đào tạo những người đã bị giam giữ và thuê họ trong ít nhất 60 ngày.

Tất cả những nỗ lực đều đến khi Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, đặc biệt gây mệt mỏi cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Một báo cáo hồi tháng 5 từ Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia cho thấy trên toàn quốc, 51% chủ doanh nghiệp nhỏ không thể tìm được việc làm - mức cao nhất trong 48 năm. Bill Dunkelberg, nhà kinh tế trưởng của liên đoàn cho biết: “Việc tuyển dụng chưa bao giờ khó hơn".