|
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Theo TS Phạm Nguyên Minh - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển thương mại (Bộ Công Thương), thị trường thanh toán thẻ và tiềm lực của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, việc thanh toán phát hành thẻ tín dụng mới chỉ chủ yếu thiên về số lượng chứ chưa chú trọng đến chất lượng; tỷ lệ thẻ nội địa sụt giảm mặc dù vẫn cao (chiếm 91%) trong cơ cấu các loại thẻ; thanh toán thẻ vẫn chủ yếu là qua rút tiền ATM (chiếm tới 85%), chỉ có 15% là phát sinh qua thanh toán...
Lý giải về tình trạng trên, TS Phạm Nguyên Minh cho rằng, thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam vẫn còn nặng nề, nhất là khu vực nông thôn, cùng với hệ thống máy ATM tuy phát triển nhanh, nhưng phân bố lại chưa đều. Bên cạnh đó, trong khi mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm dần thì lãi suất cho vay qua thẻ vẫn được áp dụng ở mức rất cao, cộng thêm các khoản phí phải trả như phí thường niên, phí in bản sao kê, phí chậm thanh toán, phí rút tiền mặt tại ATM, phí chuyển đổi ngoại tệ…
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt còn thiếu những quy định mang tính đột phá để tạo một lực bẩy cho công cụ thanh toán thẻ và thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Thay đổi thói quen sử dụng tiền mặtĐể phát triển thanh toán qua thẻ, TS Nguyễn Thị Nhiễu (Viện Nghiên cứu thương mại) cho rằng, các cơ quan quản lý, các DN cần cung cấp nhiều dịch vụ sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt để khuyến khích người dân tiêu dùng bằng thẻ.
Giải pháp khác để khuyến khích thanh toán là cần từng bước điều chỉnh giảm lãi suất và các khoản phí để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng thẻ. Các chuyên gia cũng cho rằng, các tổ chức tín dụng cần đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hệ thống thanh toán, nghiêm túc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế tối đa các rủi ro sự cố có thể xảy ra; cần quy định về các loại hình kinh doanhh bắt buộc phải chấp nhận thanh toán qua ngân hàng ngay từ khi khởi sự kinh doanh nhằm minh bạch hoá nguồn thu từ hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thiết bị thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ…Ths Bùi Quang Tiên (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) đề xuất, trong thời gian tới, cần đồng bộ hóa hành lang pháp lý phù hợp thực tiễn để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình, phương tiện, hệ thống thanh toán điện tử mới phát triển. Đồng thời, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các NHTM và các tổ chức không phải ngân hàng để triển khai các sáng kiến mới phát triển thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng…
“Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn về thanh toán điện tử, giáo dục tài chính, tạo sự chuyển biến căn bản của người dân về thanh toán điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt hiện nay...” – ông Tiên nhấn mạnh.