80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh toán điện tử: Ngân hàng chạy đua giành thị phần

Kinhtedothi - Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đặt ra mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS, phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%. Hiện chỉ còn 2 năm nữa là đến hạn, do đó các ngân hàng đang đua nhau giành thị phần.
Còn nhiều dư địa
Đến nay, đã có 50 ngân hàng thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với thuế, hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, TP và 768 quận, huyện trên cả nước. Có 26 ngân hàng thỏa thuận với các công ty điện lực cung ứng dịch vụ thu hộ tiền điện trên phạm vi toàn quốc; 26 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền nước tại hơn 20 tỉnh, TP và 11 ngân hàng triển khai phối hợp thu tiền học phí, đa số được triển khai tại các trường đại học. Ngoài ra, có 6 ngân hàng phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ viện phí các bệnh viện lớn và 5 ngân hàng phối hợp chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nhân viên ngân hàng giới thiệu dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng tại Triển lãm hàng công nghệ ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Theo Đề án 241 được Chính phủ phê duyệt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có 80% giao dịch nộp thuế tại các TP trực thuộc T.Ư, TP thuộc tỉnh thực hiện qua ngân hàng; 100% giao dịch Kho bạc qua ngân hàng; 70% số tiền điện tại địa bàn TP, quận, thị xã thuộc tỉnh, TP trực thuộc T.Ư được thanh toán qua ngân hàng; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các TP lớn thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng; 80% số sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nộp học phí qua ngân hàng; 50% bệnh viện tại các TP lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng và 20% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng.

Trong 5 năm qua, tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện thanh toán không có sự thay đổi rõ rệt, thường dao động từ 11 - 14% tùy thời điểm trong năm. Đến năm 2017, tăng lên khoảng 15% và đến tháng 2/2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua tài khoản ATM. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ giữa các tỉnh, TP không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn.

Cạnh tranh mạnh mẽ

Theo số liệu được các ngân hàng công bố, năm 2017 có 15 ngân hàng gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, Sacombank, Techcombank, VPBank, MBBank, ACB, EximBank, HDBank, SHB, TPBank, VIB, NCB, LienVietPostBank thu nhập từ dịch vụ trung bình tăng tưởng 38% mỗi năm. 6 tháng đầu năm 2018, BIDV giữ "ngôi vương" về thu ròng từ mảng dịch vụ thanh toán với lãi thuần 1.721 tỷ đồng, tăng 22%. 3 ngân hàng quốc doanh khác gồm VietinBank và Vietcombank, Agribank lần lượt giữ các vị trí tiếp theo. Trong nhóm các ngân hàng tư nhân, Techcombank, VP Bank… là những đơn vị thu phí dịch vụ thanh toán lớn nhất.

Các ngân hàng cũng liên tục đưa vào hoạt động hệ thống các sản phẩm ngân hàng điện tử hiện đại, đa dạng (Smart Banking, Internet Banking, Mobile Banking, iBank…), giúp thu hẹp khoảng cách với khách hàng. Đồng thời tạo thuận tiện cho khách hàng tổ chức, cá nhân tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến mà vẫn đảm bảo an toàn, nhanh chóng, phục vụ liên tục 24/7 cho các giao dịch của khách hàng.

Tuy vậy, đến nay, ngoài việc hàng loạt ngân hàng nhảy vào lĩnh vực thanh toán thì chiếc bánh thị trường này đã có thêm nhiều gương mặt mới tham gia với hơn 40 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%). Các Fintech đã đáp ứng hầu hết dịch vụ tài chính từ ngân hàng như gửi tiết kiệm, rút tiền, chuyển tiền, thanh toán… Thậm chí, khách hàng có thể tiếp cận hầu hết dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, dễ dàng hơn, mà không cần đến ngân hàng.

Theo các chuyên gia và người tiêu dùng, ngoài việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các ngân hàng cần thực hiện tốt đảm bảo an toàn trong thanh toán, triển khai thêm các hình thức thanh toán, mở rộng hợp tác giữa các đơn vị dịch vụ công với ngân hàng, đặc biệt là những lợi ích sát sườn là phí và lãi suất. Vừa qua, nhiều ngân hàng tăng phí. Thay đổi này đã nhận nhiều phản ứng tiêu cực trên mạng xã hội từ phía người dùng. Đây chính là một phần tạo ra những trở ngại cho việc thanh toán qua ngân hàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hoá- thách thức mới của nhà ở vừa túi tiền

Thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hoá- thách thức mới của nhà ở vừa túi tiền

25 Jul, 11:02 AM

Kinhtedothi-  Theo các chuyên gia, hàng loạt thách thức lớn đang cản trở việc phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, trong đó, một thách thức mới là thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hóa, với sự tham gia của các quỹ đầu tư đang mua vào số lượng lớn nhà cho thuê, đẩy giá thuê tăng và làm thu hẹp dần cơ hội sở hữu nhà ở xã hội.

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu 'nóng', VN-Index thẳng tiến đỉnh cao mới

Dòng tiền đổ mạnh vào cổ phiếu 'nóng', VN-Index thẳng tiến đỉnh cao mới

24 Jul, 04:50 PM

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán tiếp tục bứt phá mạnh mẽ khi dòng tiền đổ dồn vào các cổ phiếu "nóng" như ngân hàng, hàng không, chứng khoán và logistics. Kết phiên 24/7, VN-Index tăng gần 9 điểm, tiến sát đỉnh lịch sử với thanh khoản duy trì trên 37.000 tỷ đồng, phản ánh tâm lý lạc quan và kỳ vọng lớn của giới đầu tư.

Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”

Ngăn chặn “té nước theo giá, tát nước theo lương”

24 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - Bộ Nội vụ vừa có tờ trình dự thảo nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Dự thảo đề xuất tăng lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động với mức 7,2%, kể từ ngày 1/1/2026.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ