80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hoá- thách thức mới của nhà ở vừa túi tiền

Kinhtedothi-  Theo các chuyên gia, hàng loạt thách thức lớn đang cản trở việc phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền, trong đó, một thách thức mới là thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hóa, với sự tham gia của các quỹ đầu tư đang mua vào số lượng lớn nhà cho thuê, đẩy giá thuê tăng và làm thu hẹp dần cơ hội sở hữu nhà ở xã hội.

Giá nhà tăng nhanh, đẩy gánh nặng tài chính lên tầng lớp trung lưu và lao động 

Tại cuộc họp Hội đồng tư vấn và thực hiện đề tài khoa học: “Phát triển nhà ở thương mại vừa túi tiền ở Việt Nam: Thực trạng và đề xuất chính sách, pháp luật” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) tổ chức, TS, Luật sư Đoàn Văn Bình - Phó Chủ tịch VNREA, Chủ tịch Tập đoàn CEO- Chủ nhiệm Đề tài thông tin, tình trạng khan hiếm nhà ở vừa túi tiền đang diễn ra tại hầu hết các nền kinh tế lớn do nguồn cung thấp hơn nhiều so với nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu từ người mua nhà lần đầu. Giá mua và thuê nhà tăng nhanh, thậm chí vượt 4 - 5% mỗi năm, đang đẩy gánh nặng tài chính lên tầng lớp trung lưu và lao động. Thế hệ Millennials và Gen Z phải chi trả tỷ lệ cao hơn thu nhập cho nhà ở, làm giảm khả năng tích lũy tài sản và gia tăng mức độ bất mãn trong xã hội.

Theo các chuyên gia, thị trường nhà ở vừa túi tiền đang đứng trước hàng loạt thách thức

Nhiều quốc gia như Canada, Đức, Úc… đã nỗ lực mở rộng quỹ nhà bằng cách đẩy mạnh xây dựng, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Chẳng hạn, Mỹ hiện thiếu khoảng 7,1 triệu căn nhà ở thương mại vừa túi tiền; Đức thiếu hơn 800.000 căn, trong khi mục tiêu xây dựng 400.000 căn/năm cũng chưa đạt được, khi thực tế chỉ hoàn thành khoảng 245.000 căn mỗi năm.

Theo TS.Luật sư Đoàn Văn Bình, có hàng loạt thách thức lớn đang cản trở việc phát triển nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Thách thức đầu tiên là sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn cung do các dự án nhà ở bị chậm hoàn thiện thủ tục pháp lý, ngân sách hạn chế gây nên khủng hoảng cung - cầu kéo dài.

Tiếp đó là chi phí xây dựng và vật liệu tăng. Các nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, chi phí nhân công… tăng khiến giá thành nhà ở tăng cao.

Hệ thống pháp luật còn nhiều vướng mắc cũng là một trong những thách thức lớn. Ví dụ như các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy hoạch, quy định khắt khe đang làm đội chi phí lên thêm 40 - 50%.

Một thách thức khác là thị trường nhà ở ngày càng bị tài chính hóa, với sự tham gia của các quỹ đầu tư như REITs, họ mua vào số lượng lớn nhà cho thuê, đẩy giá thuê tăng và làm thu hẹp dần cơ hội sở hữu nhà ở xã hội…

Với riêng Việt Nam, TS. LS. Đoàn Văn Bình cho biết, giá vật liệu xây dựng hiện đã tăng khoảng 10%, giá nhân công tăng khoảng 15%. Trong năm nay, nguy cơ thiếu hụt nhân công xây dựng là hiện hữu khi hàng loạt dự án đầu tư công và các dự án lớn được tháo gỡ pháp lý đang bước vào giai đoạn thi công, khiến nhu cầu lao động tăng mạnh. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến giá nhà, khiến giá nhà tiếp tục xu hướng đi lên.

Giải bài toán kiểm soát giá nhà

Ở góc độ kinh tế, TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, trong bối cảnh mới, tốc độ tăng trưởng của bất động sản bằng tốc độ tăng trưởng GDP cộng với tốc độ tăng lạm phát và đô thị hoá. Hiện nay, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số, lạm phát cũng sẽ tăng theo không dừng ở mức 3,5% mà có thể lên tới 4 - 5%. Điều này sẽ kéo tốc độ tăng giá bất động sản từ năm 2026 trở đi diễn ra nhanh chóng, có thể đạt mức 12 - 15%/năm, nếu không có các giải pháp kiểm soát.

Ở góc độ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, có 3 vấn đề cần đặt ra. Thứ nhất, trong quy hoạch, kế hoạch của các địa phương, luôn có một chỉ tiêu quan trọng là chỉ tiêu dân số. Với nguồn cung nhà ở hiện tại, liệu đã đáp ứng được nhu cầu của số lượng dân số đó chưa? Thứ hai, trong giai đoạn vừa qua, nguồn cung bất động sản có đến 80% là bất động sản cao cấp. Thứ ba, đại đa số người dân có thu nhập trung bình vẫn khó khăn trong việc tiếp cận được nhà ở.

Từ góc độ cá nhân, TS. Nguyễn Văn Khôi cho rằng: Thứ nhất, phân khúc nhà ở trung bình, vừa túi tiền rất hấp dẫn; Thứ hai, các đơn vị phân tích cần làm rõ các điều khoản về đất đai, cơ chế ưu đãi là gì, lãi suất ra sao; Thứ ba, Nhà nước phải điều tiết chính sách đất đai thông qua kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Cùng với đó điều tiết nguồn tài chính cho thị trường bất động sản thông qua công cụ thuế và tín dụng.

Thứ tư là vấn đề cải cách thủ tục hành chính, cụ thể là thủ tục đầu tư. Hiện nay, thủ tục đầu tư phức tạp có thể gây khó khăn và mất thời gian cho doanh nghiệp.

Thứ năm, vấn đề kiểm soát giá, cần có giải pháp để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn và không bị bất ngờ khi giá cả và yếu tố trượt giá trong xây dựng biến động.

HDBank ký kết hạn mức  tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power , thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

HDBank ký kết hạn mức  tín dụng 2.000 tỷ đồng với PV Power , thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững

Hài hòa giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro

Hài hòa giữa tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu hút nguồn vốn mới cho Trung tâm tài chính

Thu hút nguồn vốn mới cho Trung tâm tài chính

27 Jul, 08:09 AM

Kinhtedothi- Việt Nam đang từng bước hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng và triển khai các chính sách đặc thù nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý, vận hành các trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời thu hút các nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư quốc tế.

Định hình tương lai tài sản số, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đổi tên thành “Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam”

Định hình tương lai tài sản số, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đổi tên thành “Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam”

26 Jul, 11:13 AM

Kinhtedothi- Việc đổi tên đánh dấu bước ngoặt chiến lược trong hành trình tái định vị vai trò, sứ mệnh và tầm nhìn của Hiệp hội Blockchain và Tài sản số Việt Nam (VBA), khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của Mạng dịch vụ đa chuỗi Blockchain Việt Nam (VBSN), hướng tới hệ sinh thái blockchain toàn diện, bền vững, mang tầm vóc quốc gia.

Tỷ giá USD hôm nay 26/7: thị trường tự do đảo chiều giảm

Tỷ giá USD hôm nay 26/7: thị trường tự do đảo chiều giảm

26 Jul, 06:43 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 26/7, thị trường tự quay đầu giảm so với phiên trước đó. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh trái chiều giá mua - bán đồng USD. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 25.164 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ