Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thập niên 2000-2009 ấm kỷ lục

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thập niên 2000-2009 "rất có khả năng ấm nhất trong kỷ lục, ấm hơn cả thập niên 90, 80…”, Jarraud nói trong một cuộc họp báo.

KTĐT - Thập niên 2000-2009 "rất có khả năng ấm nhất trong kỷ lục, ấm hơn cả thập niên 90, 80…”, Jarraud nói trong một cuộc họp báo.

Thập niên này rất có khả năng là thập niên ấm nhất kể từ năm 1850, và 2009 dường như nằm trong top 5 năm ấm nhất, cơ quan khí hậu LHQ đưa ra báo cáo hôm nay (8/12) khi hội nghị cấp cao LHQ về biến đổi khí hậu bước sang ngày thứ hai.


Sự kiện này diễn ra chiều qua, tại Copenhagen của Đan Mạch. Đây là hội nghị về thay đổi khí hậu lớn nhất trong lịch sử Liên hợp quốc, với sự tham gia của 192 quốc gia và được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Tại hội nghị, theo Michel Jarraud, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), một số khu vực gồm một phần châu Phi và Trung Á, đây có lẽ là năm ấm nhất, nhưng về tổng thế, 2009 dường như “là năm thứ năm ấm nhất trong kỷ lục”.

Thập niên 2000-2009 "rất có khả năng ấm nhất trong kỷ lục, ấm hơn cả thập niên 90, 80…”, Jarraud nói trong một cuộc họp báo.

Nếu năm nay kết thúc như dự đoán, nó sẽ thay thế năm 2003. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA, những năm ấm nhất khác kể từ 1850 là 2005, 1998, 2007 và 2006. NASA nhấn mạnh, sự khát biệt về chỉ số giữa các năm quá nhỏ.

Dữ liệu trên được đưa ra khi đại biểu các nước tham dự cuộc họp tại Copenhagen bắt đầu làm việc cho một dự thảo toàn cầu về đẩy mạnh các nỗ lực ngăn chặn thay đổi khí hậu.

Giới khoa học khẳng định, không có một thoả thuận nhằm đưa thế giới tách khỏi việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và các chất gây ô nhiễm khác tới dùng nguồn năng lượng xanh hơn, trái đất sẽ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do nhiệt độ tăng cao: Tuyệt chủng động thực vật, lụt lội tại các thành phố duyên hải, thời tiết khắc nghiệt hơn, khô hạn hơn và bệnh tật lan rộng.

Tại Anh, Thủ tướng Gordon Brown đã thúc giục lãnh đạo châu Âu gia tăng nỗ lực nhằm giảm bớt khí thải nhà kính, thuyết phục Mỹ và những nước khác cam kết nhiều hơn tại hội nghị Copenhagen. EU cam kết vào năm 2020 giảm 20% khí thải nhà kính so với 1990 và đang xem xét nâng tỉ lệ lên 30% nếu các chính phủ khác cũng đặt mục tiêu cao.

Hôm qua, khi hội nghị khí hậu khai mạc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama đã có tuyên bố mới cho phép nước này kiểm soát lượng khí thải mà không cần sự thông qua từ quốc hội.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ cho hay, những bằng chứng khoa học cho thấy rõ ràng rằng, khí thải nhà kính “đe doạ tới sức khoẻ cộng đồng và an sinh của người dân Mỹ” và các chất gây ô nhiễm – chủ yếu là carbon dioxide từ đốt cháy nhiên liệu hoá thạch - cần phải giảm bớt. Cơ quan này có thể cắt giảm lượng khí thải nhà kính mà không cần sự tán đồng của quốc hội.

Để chuẩn bị cho việc tham dự hội nghị khí hậu lần này, hôm qua, tại Nhà Trắng, ông Obama đã có cuộc gặp với cựu phó Tổng thống Al Gore, người nhận giải Nobel cho các nỗ lực ngăn chặn thay đổi khí hậu.

EU kêu gọi nỗ lực lớn hơn từ Mỹ. Mục tiêu cắt giảm 17% so với năm 2005 của nước này được cho là quá thấp so với mức cần thiết.

Kết quả tại Copenhagen "hầu hết sẽ là những gì được cam kết từ Mỹ và Trung Quốc”, hai quốc gia dẫn đầu thế giới về lượng khí thải nhà kính, phát ngôn viên môi trường EU Andreas Carlgren nói với báo giới.