Thắt chặt hợp tác báo chí Việt Nam - Trung Quốc trong thời đại số
Kinhtedothi - Sáng 22/5, Báo Kinh tế & Đô thị đã có buổi tiếp và làm việc với Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc Lưu Tư Dương làm Trưởng đoàn. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm 3 ngày tại Việt Nam của Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc.
Dự và đón đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng; PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; và Ban Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị.
Tại buổi tiếp, PGS,TS Nguyễn Thành Lợi, Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị bày tỏ niềm vui mừng đón tiếp đoàn Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc tới thăm Báo Kinh tế & Đô thị.
Giới thiệu về Báo Kinh tế & Đô thị, Tổng Biên tập Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh: Báo Kinh tế và Đô thị là cơ quan ngôn luận của UBND Thành phố Hà Nội được thành lập năm 1998. Ban lãnh đạo của Báo gồm có Tổng Biên tập và 03 Phó Tổng Biên tập. Báo có 12 phòng, ban chuyên môn; trong đó có 5 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk; ngoài ra có phóng viên thường trú tại một số tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Đảng bộ Báo Kinh tế và Đô thị gồm 12 Chi bộ trực thuộc, có 90 đảng viên chính thức, 5 đảng viên dự bị; Báo có 01 tổ chức Công đoàn, 01 Chi Hội Luật gia, 01 Liên Chi hội Nhà báo, 01 Chi đoàn Thanh niên.
Từ ngày mới thành lập, Báo chỉ có 1 tờ báo giấy, rồi hai ấn 2 ấn phẩm báo in và báo điện tử, đến nay Báo Kinh tế và Đô thị đã là một tổ hợp báo chí 10 ấn phẩm báo chí, gồm: Báo in Kinh tế và Đô thị và 02 Ấn phẩm (Kinh tế và Đô thị cuối tuần, Pháp luật và Xã hội); Báo Kinh tế và Đô thị điện tử và 06 chuyên trang (Chuyên trang điện tử Hanoitimes - Kênh thông tin đối ngoại chủ lực của TP Hà Nội; chuyên trang Tiêu dùng; chuyên trang An toàn giao thông Hà Nội; chuyên trang Pháp luật và Xã hội, chuyên trang Thị trường Tài chính, chuyên trang Diễn đàn Đô thị).
Báo Kinh tế và Đô thị đã tiên phong chủ động trong chuyển đổi số báo chí. Năm 2024, Báo được Thành phố chọn là cơ quan báo chí duy nhất để triển khai mô hình điểm chuyển đổi số trong việc quản lý, điều hành, ứng dụng các giải pháp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR/AR), chatbot... Đây là cơ sở để báo thực hiện chuyển đổi số toàn diện, triệt để; Hình thành tòa soạn hội tụ thông suốt và tăng cường các sản phẩm báo chí công nghệ để tạo sức lan tỏa lớn, nâng cao thương hiệu. Với sự đồng lòng và quyết tâm cao của toàn thể viên chức, người lao động, Báo đã từng bước vươn mình phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế của mình trong hệ thống báo chí Thủ đô và cả nước, là 1 trong 28 cơ quan báo chí chuyển đổi số đạt mức xuất sắc. Đây là cột mốc vô cùng quan trọng và niềm tự hào của tập thể những người làm báo Kinh tế và Đô thị, tạo tiền đề để sáng tạo và bứt phá trong thời gian tới. Đặc biệt, Báo đã tổ chức thành công lễ ra mắt toà soạn hội tụ và hệ sinh thái chuyển đổi số Báo Kinh tế và Đô thị vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô.

Tổng Biên tập Nguyễn Thành Lợi trao quà lưu niệm cho ông Lưu Tư Dương - Trưởng đoàn Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc.
Hệ sinh thái của báo với nhiều loại hình báo chí như: báo in, Poscats, Video clip; báo chí đồ họa...., báo chí đa phương tiện (trong 1 tác phẩm báo chí có: text, âm thanh, ảnh, clip, đồ họa); báo đang phát triển các nền tảng mạng xã hội như fb, zalo, youtube...
Các ấn phẩm, chuyên trang điện tử của Báo có sự chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng nội dung được nâng cao, chuyển đổi số báo chí đi vào thực chất và có kết quả rõ rệt, xây dựng thành công hệ sinh thái số, đa dạng hóa các sản phẩm báo chí, áp dụng các phương pháp làm báo hiện đại, quy trình tác nghiệp chuyên nghiệp, số lượng bạn đọc không ngừng tăng so với năm trước, thứ hạng báo điện tử xếp hạng cao trong các cơ quan báo chí lớn của Việt Nam, nâng cao uy tín, thương hiệu cho Báo Kinh tế và Đô thị trong và ngoài nước.
Đáp lời Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc Lưu Tư Dương bày tỏ vui mừng và cảm ơn về sự đón tiếp chu đáo Báo Kinh tế & Đô thị. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc cũng khẳng định vai trò của báo chí đối với sự phát triển của đất nước và nhận thấy nhiều điểm tương đồng sâu sắc của nền báo chí giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thông tin về Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc, đồng chí Lưu Tư Dương cho biết, Hội là tổ chức của người làm báo Trung Quốc, có vai trò kết nối Đảng, Chính phủ đến người dân. Hiện tại, hội viên Hội lên đến 120 vạn người. Sau 10 năm cải cách, các mô hình báo chí mới đã và đang phát huy được thế mạnh. Song, ông Lưu Tư Dương cũng nhấn mạnh rằng: "Cải cách báo chí ở Trung Quốc không xóa bỏ truyền thông cũ mà phát triển song song cùng với truyền thông mới".
Chung quan điểm với Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc Lưu Tư Dương cho rằng, trong thời đại số, các cơ quan báo chí đang phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Hiện trạng báo in, truyền hình, phát thanh Trung Quốc yếu đi so với phương tiện truyền thông mới. Do đó, mục tiêu của chí Trung Quốc là tập trung vào Internet, mạng xã hội. Dựa trên nền tảng Internet phát triển loại hình báo chí mới. Các phương tiện truyền thông hiện đại lấy Internet làm cơ sở…
Tại buổi thăm và làm việc, hai bên cũng đã chia sẻ thêm về chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động báo chí, mô hình báo chí mới… trong bối cảnh chuyển đổi số và bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác, trao đổi nghiệp vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển báo chí của mỗi nước.
Trước đó, đoàn Hội Nhà báo toàn quốc Trung Quốc đã thăm Bảo tàng Báo chí Việt Nam, tìm hiểu sâu hơn về chặng đường lịch sử phát triển của nền báo chí Việt Nam.

Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): bảo vệ báo chí trước làn sóng tin giả
Kinhtedothi - Trước bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đang được đưa ra thảo luận với một đề xuất được quan tâm: nghiêm cấm các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội tự sản xuất tin, bài như cơ quan báo chí.

Ấn tượng, tự hào từ nơi khởi nguồn của báo chí Cách mạng Việt Nam
Kinhtedothi - Về thăm ngôi trường Huỳnh Thúc Kháng - nơi gieo mầm cho nền báo chí cách mạng Việt Nam tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - là hành trình trở về nguồn đầy xúc động. Không gian giản dị mà thiêng liêng ấy để lại trong lòng những người làm báo Kinh tế và Đô thị niềm tự hào, biết ơn và cảm hứng tiếp nối một sứ mệnh cao cả.
Báo chí khơi dậy khát vọng, niềm tin phát triển kinh tế đất nước
Kinhtedothi - Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, mở ra một hành trình mới nhằm khơi thông, nâng tầm và giải phóng sức mạnh nội lực trong nền kinh tế Việt Nam. Nghị quyết đã định vị lại vai trò kinh tế tư nhân như một trong những trụ cột quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.