Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thay đổi cơ chế giao vốn trong bảo trì đường sắt: Liệu sẽ tạo đột phá?

Kinhtedothi - Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện từ năm 2022.
Đáng chú ý trong báo cáo này là Bộ GTVT kiến nghị, việc giao dự toán chi kinh phí hoạt động kinh tế đường sắt sẽ thực hiện cơ chế giao vốn, đặt hàng theo đúng Luật Ngân sách và Nghị định 32/2019.
Vốn phải đi đường vòng

Đề xuất của Bộ GTVT nhận được sự quan tâm lớn của dư luận bởi câu chuyện “tắc” bảo trì do “tắc” vốn không phải là mới mẻ đối với ngành đường sắt trong những năm trở lại đây. Chính bởi những bất cập trong cơ chế giao vốn mà nhiều DN vẫn không thể ký hợp đồng thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia dù nguồn vốn phục vụ cho công tác này hàng năm vẫn được Nhà nước bố trí đầy đủ.
Tàu khách chạy qua nút giao Lê Duẩn - Giải Phóng. Ảnh: Phạm Hùng
Điển hình nhất là câu chuyện ồn ào giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và Bộ GTVT trong thời gian vừa qua cũng liên quan đến vấn đề giao vốn bảo trì đường sắt. Trong khi VNR cho rằng, việc giao vốn bảo trì đường sắt theo kiểu “đi đường vòng” khiến DN này gặp khó thì Bộ GTVT cũng khẳng định thực hiện việc giao vốn theo đúng quy định hiện hành.

Trên thực tế, theo quy định, Bộ GTVT là cơ quan phụ trách tiếp nhận, giao vốn và thanh quyết toán vốn bảo trì đường sắt nhưng nguồn vốn này lại không được chuyển về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, nơi mà VNR vừa mới chuyển về được vài năm. Chính bởi thế, khi giao vốn bảo trì này, Bộ GTVT buộc phải giao qua Cục Đường sắt Việt Nam chứ không giao trực tiếp cho VNR như trước đây. Cách giao vốn theo kiểu “đi đường vòng” này khiến tất cả các bên đều mệt mỏi.

Những vướng mắc này khiến cho việc ký ký hợp đồng đặt hàng bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2021 giữa Bộ GTVT và VNR phải đến 24/5/2021 mới được hoàn tất, tức là chậm hơn tới 5 tháng. Tuy nhiên, nếu trong những năm tới đây, câu chuyện này tiếp tục lặp lại thì cơn đau đầu của Bộ GTVT cũng như VNR và những cơ quan, đơn vị, DN liên quan chẳng biết bao giờ mới chấm dứt.

Theo kiến nghị mà Bộ GTVT vận tải vừa gửi lên Thủ tướng, từ năm 2022, việc giao dự toán chi kinh phí hoạt động kinh tế đường sắt từ ngân sách Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Đối với công tác bảo dưỡng công trình, thực hiện đặt hàng theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, Bộ GTVT sẽ giao Cục Đường sắt Việt Nam đặt hàng với VNR thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Riêng công tác sửa chữa định kỳ, đột xuất và công tác khác sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. Cách làm này được đánh giá là phù hợp và sẽ tháo gỡ được những vướng mắc trong cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt mà cả Bộ GTVT và VNR đều gặp phải trong thời gian gần đây.

Biện pháp cần thiết

Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông (Bộ GTVT) Lê Hoàng Minh cho biết, việc chuyển từ “giao” sang “đặt hàng” sẽ tạo ra bước đột phá lớn trong công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. “Đây là đặt hàng của cơ quan quản lý Nhà nước với DN để thực hiện nhiệm vụ bảo trì. Cục Đường sắt Việt Nam sẽ là cơ quan kiểm soát, thực hiện các thủ tục liên quan để đơn vị bảo trì thanh toán tại kho bạc” - ông Lê Hoàng Minh nói.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông nhận định, việc thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt là bước đi đúng đắn cần thiết để đảm bảo tiến độ, chất lượng cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. “Việc thực hiện công tác bảo trì theo hình thức đấu thầu đã được thực hiện từ lâu ở đường bộ, đường thủy và hàng không. Bây giờ đường sắt mới thực hiện là quá muộn” - TS Nguyễn Xuân Thủy cho hay.

Theo chuyên gia giao thông này, ngành đường sắt nên nhìn vào thành công của những “người anh em” khi thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì để có thể mạnh dạn thực hiện một cuộc thay đổi lớn. Đơn cử như lĩnh vực đường bộ, trước khi Đề án đổi mới toàn diện quản lý bảo trì đường bộ được triển khai, công tác bảo trì ở lĩnh vực này cũng tồn tại vô vàn bất cập, yếu kém. Nhưng sau một thời gian thực hiện đề án với hạt nhân là phương thức đặt hàng thay thế cho hình thức giao việc đã thu được những “trái ngọt” xứng đáng.

"Giao vốn theo hình thức đặt hàng hay đấu thầu sẽ thúc đẩy DN bảo trì phải tự nâng cao năng lực nếu không muốn bị đào thải. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các DN bảo trì, từ đó Nhà nước và người dân sẽ được hưởng lợi từ chính hững tuyến đường chất lượng." - TS Nguyễn Xuân Thủy

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ