Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thể chế sẽ hút đầu tư cho doanh nghiệp vươn mình

Kinhtedothi - Dù đối diện nhiều thách thức, song các phân khúc thị trường đang hứa hẹn hút đầu tư tạo thế mới cho doanh nghiệp (DN) trong kỷ nguyên mới. Sự nỗ lực của DN cũng mong cải cách môi trường kinh doanh, thể chế để DN có thể bứt phá phát triển.

4 xu hướng đầu tư

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và chuẩn bị cho sự khởi đầu kỷ nguyên phát triển mới của đất nước. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%, rất nhiều các giải pháp đột phá và mang tính cách mạng đã được Đảng, Nhà nước đề ra.

Thể chế sẽ tạo động lực cho kinh tế phát triển.

Tuy nhiên, thách thức với Việt Nam cũng là rất lớn. Trên thế giới, chiến tranh thương mại đang lan rộng; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn diễn ra gay gắt… Với tỷ trọng thương mại quốc tế lớn, gần gấp đôi GDP, chích sách thương mại và cả tiền tệ của Việt Nam đều phải đối mặt với nhiều biến cố khó lường. Trong nước, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính mang tới kỳ vọng lớn về hiệu quả hoạt động và tiết kiệm ngân sách.

Bối cảnh mới đòi hỏi các nhà đầu tư và DN phải nhận diện, phân tích, đánh giá và dự báo về những thách thức và cơ hội, để từ đó đưa ra chiến lược và các quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

TS. Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho hay, nhìn vào sự phát triển rất nhanh của thế giới trong thời gian gần đây có thể nhận thấy 4 xu hướng được thể hiện rõ nét.

Thứ nhất, các Chính phủ và tập đoàn tư nhân đầu tư vào công nghệ chip thế hệ mới và công nghệ AI với khối lượng khổng lồ chưa từng có. Thứ hai, mặc dù chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận Paris về khí hậu, đưa quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới ra khỏi nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu nhưng châu Âu nói chung, ngay cả Mỹ nhiều DN vẫn theo xu hướng chuyển đổi xanh. 

Thứ ba, nhiều nước tiến hành cải cách bộ máy hành chính với khẩu hiệu chuyển từ chính phủ công nghiệp quan liêu sang chính phủ công nghệ số hóa. Thứ tư, thương mại công bằng (chiến tranh thương mại). 

"4 xu hướng trên sẽ tác động mạnh lên kinh tế toàn cầu, dự báo làm tăng trưởng kinh tế thế giới tăng chậm lại khoảng 1% (cũng có dự báo khoảng 0,5%) và lạm phát có thể tăng thêm tương ứng khoảng 0,5%; thương mại toàn cầu cũng giảm khoảng 0,3%; chỉ số USD Index giảm giá mạnh từ 107 xuống còn 103" - TS. Lê Xuân Nghĩa nói. 

Đồng thời chỉ ra, không chỉ Việt Nam có kỷ nguyên mới mà thế giới cũng đang bước vào một kỷ nguyên mới dựa trên nền tảng công nghiệp số, công nghệ AI và kinh tế xanh. Đây sẽ là những xu hướng lớn có thể tạo bước nhảy vọt về kinh tế và thương mại toàn cầu trong tương lai.

Triển vọng tích cực

Trong nghiên cứu của nhóm TS. Cấn Văn Lực, TS. Phạm Thị Hạnh, ThS Nguyễn Quang Hưng, ThS Hà Thanh Lương cho thấy, các kênh đầu tư về cơ bản sẽ có triển vọng tích cực hơn. 

Giao dịch ngân hàng đang được kỳ vọng hút đầu tư. Ảnh: Hoàng Anh

Về lợi suất của các kênh đầu tư năm 2024. Kênh tiền gửi tiết kiệm ngân hàng: năm 2024, lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian để hỗ trợ giảm lãi suất cho vay. Đến cuối tháng 11, lãi suất huy động đã có tăng nhẹ so với mức đầu năm trong bối cảnh thanh khoản kém dồi dào, nhưng mức tăng không đáng kể. Lãi suất tiền gửi 12 tháng trong tháng 12 dao động trong khoảng 4,7 - 5,5%/năm. 

Trên thị trường chứng khoán, kênh đầu tư đã có một năm tương đối thành công. Cổ phiếu, đến hết tháng 12/2024 chỉ số VN Index tăng 12,1% so với cuối năm 2023, tổng khối lượng giao dịch chứng khoán trong năm 2024 đạt hơn 195 tỷ chứng khoán với khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 781,84 triệu chứng khoán/ngày, tăng 0,83% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 4,6 triệu tỷ đồng với giá trị giao dịch bình quân 18.685 tỷ đồng/ngày, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã cho thấy sự phục hồi tích cực hết năm 2024, tổng giá trị phát hành TPDN đạt 443,7 nghìn tỷ đồng, tăng 26,8% so với năm 2023. 

Còn thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam năm 2024 cũng cho thấy sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự phục hồi mạnh của nền kinh tế, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và khung pháp lý hoàn thiện hơn.

Năm 2024, đầu năm 2025 cũng là năm vàng trở thành kênh đầu tư được quan tâm đặc biệt với việc tăng chóng mặt. "Dự báo năm 2025, bất chấp những rủi ro trong và ngoài nước (căng thẳng địa chính trị, chính sách mới của tân Tổng thống Trump, khí hậu thất thường…), nhà đầu tư có thể xem xét tăng tỷ trọng của những kênh đầu tư như chứng khoán, BĐS để tối ưu hóa lợi nhuận" - nghiên cứu chỉ ra.

Bất động sản là kênh sẽ hút đầu tư. Ảnh: Hoàng Anh

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định với các kênh đầu tư, trong từng lĩnh vực DN hay cơ chế chính sách cũng cần theo kịp xu hướng. Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Khôi cho rằng, thị trường BĐS Việt Nam năm 2025 đứng trước nhiều cơ hội lớn song cũng đối mặt với không ít thách thức. Để tận dụng hiệu quả triển vọng và vượt qua thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, DN và toàn xã hội.

Muốn phát triển và hút đầu tư, ông Nguyễn Văn Khôi đưa ra các giải pháp, đề xuất về kiểm soát chặt chẽ thị trường tín dụng và thị trường vốn. Tiếp tục có giải pháp kiểm soát việc tăng lãi suất của ngân hàng thương mại; tăng cường giám sát, quản lý và minh bạch hóa thị trường TPDN nhằm giảm rủi ro bong bóng, duy trì ổn định thị trường. Huy động mọi nguồn vốn và sớm thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia. Cơ chế tín dụng đối với người mua nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

Ngoài ra, đẩy mạnh phát triển hạ tầng và đô thị thông minh. Muốn vậy, Chính phủ cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, thúc đẩy xây dựng các đô thị thông minh, sử dụng công nghệ cao để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cũng với đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện hành chính triệt để hơn nữa, giúp các DN giảm chi phí, rút ngắn thời gian triển khai dự án. Các địa phương ban hành cơ chế chính sách phù hợp địa phương mà trong luật cho phép. Ưu tiên phát triển các dự án nhà ở giá rẻ, nhà xã hội, giảm mạnh tình trạng đầu cơ, giúp thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

"Để tận dụng hiệu quả các triển vọng và vượt qua các thách thức, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, DN và toàn xã hội, nhằm xây dựng một thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ, bền vững, đóng góp tích cực vào hành trình hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của dân tộc trong kỷ nguyên mới" - TS. Nguyễn Văn Khôi nói.

 

Các chuyên gia cho rằng, hút đầu tư là tận dụng nguồn lực tư nhân. Song nhà đầu tư và DN thận trọng với thị trường khi nhiều rủi ro và biến động. Chúng tôi không khuyến khích người dân tích trữ vàng, vì tiền phải đưa vào sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, phải cải thiện môi trường kinh doanh, tạo hệ sinh thái hút đầu tư

Đổi mới, sáng tạo… để bứt phá trong kỷ nguyên mới

Đổi mới, sáng tạo… để bứt phá trong kỷ nguyên mới

Gỡ nút thắt để doanh nghiệp bứt tốc trong kỷ nguyên mới

Gỡ nút thắt để doanh nghiệp bứt tốc trong kỷ nguyên mới

Cơ hội xen thách thức hút đầu tư trong kỷ nguyên mới

Cơ hội xen thách thức hút đầu tư trong kỷ nguyên mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

Sunhouse tận dụng cơ hội đưa gia dụng Việt mở rộng thị phần quốc tế

07 May, 01:17 PM

Kinhtedothi - Sở hữu công nghệ lõi, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và năng lực sản xuất quy mô lớn chuẩn quốc tế, Sunhouse đã gây ấn tượng mạnh trước hàng nghìn nhà sản xuất và cung ứng đến từ 210 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Triển lãm Canton Fair 2025 - Hội chợ thương mại, xuất nhập khẩu lớn nhất châu Á.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

06 May, 11:37 AM

Kinhtedothi - Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự xếp hạng 5 sao ở hạng mục Tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức. Đây là thành quả cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, ứng dụng công nghệ mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số.

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

Lãi suất chỉ 5,8%/năm, “thời điểm vàng” mua nhà năm 2025 người trẻ không thể bỏ lỡ

30 Apr, 12:34 PM

Kinhtedothi - Giấc mơ “an cư lạc nghiệp” của một bộ phận lớn người trẻ sẽ sớm được hiện thực hóa khi các ngân hàng đồng loạt triển khai chương trình vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn. Gói vay “Chắp cánh giấc mơ an cư” của SeABank được thiết kế giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ngôi nhà đầu tiên, ổn định cuộc sống và vững bước tương lai với lãi suất chỉ từ 5,8%/năm, thời gian vay tới 55 năm và ân hạn trả nợ gốc 5 năm.

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

VietinBank eFAST X-Mate – “Trợ lý số” của doanh nghiệp trong kỷ nguyên siêu kết nối

28 Apr, 02:59 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, việc ứng dụng công nghệ không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát rủi ro và duy trì lợi thế cạnh tranh. Đồng hành cùng tiến trình này, VietinBank đã phát triển và triển khai VietinBank eFAST X-Mate – nền tảng trợ lý số tài chính dành riêng cho Khách hàng Doanh nghiệp

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ