Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ nút thắt để doanh nghiệp bứt tốc trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN) khi đầu tư làm chủ công nghệ, nhân lực cao... các chuyên gia đều kiến nghị tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng thể chế minh bạch và hiệu quả. Qua đó, tạo lực cho DN bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhìn thẳng...

Theo các chuyên gia, năm 2025 mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho các DN. Tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định; nhiều quốc gia có xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại, nới lỏng tiền tệ… tiềm ẩn rủi ro với kinh tế toàn cầu.

TOMECO ngay từ đầu năm 2025 đã nỗ lực bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ảnh: Khắc Kiên

Số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2023, chỉ khoảng 2,5% DN Việt Nam có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi đó, tỉ lệ DN trong nước thực sự làm chủ công nghệ lõi chỉ chiếm chưa đến 0,3%. Đây là những con số đáng lo ngại, cho thấy sự yếu kém trong nội lực công nghiệp chế tạo.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME) chỉ ra nguyên nhân chính là sự thiếu quyết liệt đã làm nhiều DN bị tụt lại phía sau.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HANOISME). Ảnh: Hoàng Anh

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để HANOISME nói riêng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, đặc biệt là DNNVV tại Thủ đô chiếm tới 98% tổng số DN trên địa bàn.

Theo ông, có nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam rơi vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị toàn cầu bởi thiếu đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển). Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy, năm 2022 chi tiêu cho R&D của Việt Nam chỉ chiếm 0,5% GDP, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (4,6% GDP), hay Trung Quốc (2,4% GDP).

DN Việt hiện tập trung quá mức vào gia công. Tỉ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu rất thấp, chỉ khoảng 18 - 20% trong các ngành công nghiệp trọng yếu như điện tử, dệt may...

May 10 là DN đầu tư công nghệ để tối ưu sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh để tham gia vào chuỗi. Ảnh: Khắc Kiên

Cùng với đó, chưa chú trọng vào nhân lực chất lượng cao. Chỉ khoảng 10% lực lượng lao động Việt Nam được đào tạo chuyên sâu, trong khi các ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực. "Hiện khi nền kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, nhìn thẳng vào thực trạng là bước đầu để cải cách mạnh mẽ hơn" - TS. Mạc Quốc Anh nói.

Đồng thời cho hay, FDI góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, tạo ra khoảng 70% giá trị xuất khẩu và việc làm cho hơn 4 triệu lao động. Song sự tham gia của DN nội địa vào chuỗi cung ứng của FDI vẫn rất hạn chế, chỉ khoảng 14%.

Tạo nền tảng doanh nghiệp nội địa mạnh

Bàn về vấn đề, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân đánh giá, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025..., làm tiền đề để Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.  

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân. Ảnh: Khắc Kiên

Nhìn lại kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong năm 2024, trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp có xu hướng phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước, 4/4 ngành công nghiệp cấp 1 tăng so với năm trước, nhiều đơn hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực tăng khá. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 6,2%, đóng góp 0,82 điểm % vào mức tăng 6,52% của GRDP (chiếm 12,6%). Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 ước tăng 5,9% so với năm 2023.

Năm 2025, ở lĩnh vực công thương, Hà Nội đặt mục tiêu về giá trị tăng thêm ngành công nghiệp phấn đấu tăng từ 6,95% trở lên; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu tăng từ 5% trở lên; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng từ 9% trở lên; chỉ số giá tiêu dùng kiểm soát tăng dưới 4,5%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP chung là 8% trong năm 2025 được Chính phủ giao cho Hà Nội, lĩnh vực công nghiệp của Thủ đô với hàng chục nghìn DN có trụ sở, nhà máy trên địa bàn sẽ phải nỗ lực duy trì và phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh ổn định. Song rất cần các cấp chính quyền, đứng đầu là UBND TP có những giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Trong đó, phát triển công nghiệp ưu tiên, công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thu hút đầu tư để có những dự án công nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất. Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đang gây dựng các tổ hợp nhà máy, xí nghiệp ở những khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã hình thành công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Điển hình, như Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP), Cụm Công nghiệp Nam Phúc Thọ, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc. 

TYGICO ngày từ đầu năm đã đón những đơn hàng đầu tiên. Ảnh: Khắc Kiên

Dưới góc độ DN trong chuỗi công nghiệp hỗ trợ, đại diện Công ty TNHH Quốc tế TYG (TYGICO) cho biết, năm 2025 được kỳ vọng là giai đoạn bứt phá mạnh mẽ, DN đặt mục tiêu gia tăng doanh số, tối ưu vận hành, mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với những giải pháp đồng bộ dựa trên nền tảng số, tối ưu nguồn nhân lực. Nhờ đó, ngay từ đầu năm, TYGICO đã đón những đơn hàng đầu tiên, các container thép cũng đồng loạt cập bến, báo hiệu một năm nhiều triển vọng để tăng trưởng bền vững. 

Gợi mở để để DN tận dụng tốt hơn mọi nguồn lực tham gia vào chuỗi cùng khối FDI, theo TS. Mạc Quốc Anh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là tăng cường liên kết giữa DN nội địa và FDI. Chính phủ xây dựng các cơ chế khuyến khích DN FDI hợp tác, chuyển giao công nghệ và chia sẻ dữ liệu với DN trong nước. Từ đó, tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, hấp dẫn, động lực để các DN Việt Nam thay đổi, phát triển và hội nhập.

Ngoài ra, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nội địa từ sự hỗ trợ về vốn, đào tạo nhân lực và áp dụng công nghệ hiện đại. Đặc biệt, chú trọng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Bởi hiện ngành này mới đóng góp 11% GDP, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (23% GDP)...

Phương châm “lợi ích hài hòa” chỉ có thể đạt được khi Việt Nam xây dựng được một nền tảng DN nội địa mạnh để đồng hành và đủ khả năng cạnh tranh.

 

Để nâng cao vị thế, các DN phải tăng cường hợp tác quốc tế thông qua tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) như EVFTA, CPTPP để tiếp cận thị trường và công nghệ tiên tiến. Muốn vậy, cần mạnh dạn đổi mới tư duy, đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm và từng bước tham gia vào những phân khúc cao hơn của chuỗi giá trị.

TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HANOISME

 

 

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực bứt phá

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực bứt phá

Xuyên Tết trên công trường tạo khí thế đầu năm trong kỷ nguyên mới

Xuyên Tết trên công trường tạo khí thế đầu năm trong kỷ nguyên mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

Agribank tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm các mục tiêu đề ra

08 Jul, 04:28 PM

Kinhtedothi- Hoạt động kinh doanh của Agribank trong 6 tháng đầu năm 2025 đã đạt được những kết quả tích cực. Phát huy kết quả đạt được, trong 6 tháng cuối năm 2025, Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra…

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

Dệt may bứt tốc giữa “bão thuế” và thị trường khó lường

08 Jul, 03:49 PM

Kinhtedothi - Bất chấp xung đột leo thang và chính sách thuế đối ứng từ Mỹ phủ bóng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng: kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt gần 18 tỷ USD, doanh thu VINATEX ước đạt 9.000 tỷ đồng. Những “chiến dịch thần tốc”, tư duy chủ động và tinh thần tự lực – tự cường đang giúp doanh nghiệp giữ vững mạch đơn hàng, vượt bão thuế và biến động khó lường trong nửa cuối năm.

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

07 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ