Theo bản tin hàng tháng của Cơ quan Chống biến đổi khí hậu (C3S), mỗi tháng kể từ tháng 6 năm 2023 đến nay được xếp hạng là tháng nóng kỷ lục khi so sánh với cùng kỳ năm trước.
Đến hết tháng 4, nhiệt độ trung bình của thế giới đã chạm ngưỡng cao kỷ lục trong 12 tháng, cao hơn 1,61 độ C so với nhiệt độ trung bình thời kỳ Tiền công nghiệp giai đoạn năm 1850 - 1900.
Một số hiện tượng cực đoan, bao gồm những tháng có nhiệt độ bề mặt nước biển cao kỷ lục, đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu xem liệu có phải hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là lý do dẫn đến nền nhiệt gia tăng hay không.
Julien Nicolas, nhà khoa học khí tượng cấp cao tại C3S, cho biết: “Tôi cho rằng nhiều nhà khoa học đang xét đến khả năng có sự chuyển biến căn bản về nhiệt độ của Trái đất”.
Phát thải khí hiệu ứng nhà kính từ việc đốt nguyên liệu hóa thạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến đổi khí hậu. Trong những tháng gần đây, hiện tượng tự nhiên El Nino làm bề mặt biển phía Đông Thái Bình Dương ấm lên, kéo theo nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Các nhà khoa học xác nhận rằng sự biến đổi khí hậu đã gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan cụ thể trong tháng 4, điển hình như một đợt sóng nhiệt tại Sahel, Châu Phi có thể gây ra hàng ngàn ca tử vong.
Các quốc gia trên thế giới đã thống nhất với mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015. Đây là mức nhiệt mà các nhà khoa học đã cho rằng sẽ giúp thế giới tránh được những tác động tai họa nhất của hiện tượng nóng lên toàn cầu, như là nắng nóng, lũ lụt và các môi trường sinh thái bị hủy hoại.
Trên thực tế, mục tiêu 1.5 độ C vẫn xảy ra do đây là con số theo dõi mức tăng nhiệt trung bình của toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã cho biết mục tiêu này trên thực tế khó có thể đạt được, và đã kêu gọi chính phủ các nước đẩy mạnh nỗ lực cắt giảm lượng khí thải CO2 để hạn chế tác động từ biến đổi khí hậu toàn cầu.