Thế giới mở cửa trở lại dù dịch Covid-19 vẫn lây lan: Sự lựa chọn khó khăn

Ngọc Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ hai tháng trước, khi số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu vượt mốc 1 triệu, ưu tiên hàng đầu của chính phủ các nước là ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và bảo vệ sinh mạng của người dân. Nhưng đến tuần này, bất chấp việc số ca nhiễm đã tăng gần gấp 7 lần, lãnh đạo nhiều nước vẫn tiếp tục thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại.

Điều này có thể lý giải khi nhìn và thành quả tăng trưởng sau hàng thập kỷ giờ gần như tan biến chỉ sau vài tuần. Còn đối với những quan chức y tế, đây rõ ràng là thời khắc khó khăn. “Bây giờ không phải là lúc chúng ta có thể xả hơi” - Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo tại cuộc họp báo diễn ra đầu tuần ở Geneva, Thuỵ Sĩ.
Dẫu cho tốc độ lây nhiễm có thể đã chậm lại ở Mỹ và châu Âu, một thực tế ngược lại đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Dự báo sẽ còn nhiều tháng nữa trước khi dịch bệnh đạt đỉnh trên toàn cầu. Khi vẫn chưa có vaccine, chiến lược hiệu quả nhất vẫn là giới hạn tiếp xúc giữa người với người.
Nhiều TP trên thế giới đã áp dụng cách thức này và thành công trong kiểm soát dịch. Tuy nhiên, về lâu dài, khi nguy cơ bùng phát vẫn hiện hữu, WHO nhận định sẽ có thời điểm đan xen giữa thắt chắt và nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Nhưng ở thời điểm khi tác động kinh tế đang ở mức chưa từng có tiền lệ, sẽ rất khó để các chính phủ và cả người dân chấp thuận áp dụng biện pháp phong toả một lần nữa. Khoảng 75% trong số 136.000 ca nhiễm mới ở ngày chủ nhật, con số kỷ lục trong 1 ngày kể từ khi đại dịch bùng phát, đến từ 10 quốc gia, chủ yếu ở châu Mỹ và Nam Á.
Ở nhiều nước với tỷ lệ người nghèo ở mức cao như Ấn Độ, Peru, Colombia hay Nicagaragua, các chính phủ khi đứng trước lựa chọn giữa kiểm soát virus hoặc để người dân chết vì đói, đang bắt đầu mở cửa nền kinh tế.
Rõ ràng, cách thức kiểm soát dịch ở Mỹ và phương Tây sẽ khó có thể áp dụng ở các nước kém phát triển, nơi các xã hội và những kinh tế phi chính thức sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ vì lệnh phong tỏa.
Đối với những nước đã kiểm soát được dịch, rủi ro vẫn còn đó. Bởi ngay cả ở các nước phát triển, không phải lúc nào việc tuân thủ quy định giãn cách xã hội cũng được thực hiện nghiêm ngặt, vì một khát vọng cơ bản nhất của con người, đó là nhu cầu kết nối.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần