Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Theo dòng thể thao: Tin độc

Bạch Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mới đây, dư luận đã không khỏi sốc khi hay tin, kình ngư số 1 Việt Nam và cũng là SEA Games bị làm khó trong điều kiện tập luyện. Nước chủ nhà đã không bố trí bể bơi khiến tài năng của Việt Nam phải tập trên cạn.

Thông tin được phát đi khiến dư luận nổi sóng. Những bức xúc vốn âm ỉ về toan tính, xử ép, gây khó dễ cho các đội tuyển bỗng chốc bùng cháy bởi ai cũng biết, Ánh Viên là niềm hy vọng vàng số 1 của thể thao Việt Nam lần này. Một mình nữ kình ngư này phải gánh chỉ tiêu huy chương vàng từ 8-10 chiếc.
Vậy nhưng, dù rất bận rộn với công tác huấn luyện bởi ngày thi đấu đã cận kề, HLV môn bơi lội Đặng Anh Tuấn vẫn phải đăng đàn cải chính thông tin. Ông cho rằng, không có chuyện Ánh Viên phải tập bơi trên cạn. VĐV này chỉ phải tập luyện ở một bể bơi xa hơn bởi giờ là thời điểm mà đoàn thể thao nào cũng muốn được tập luyện.

Đây không phải là lần đầu tiên các huấn luyện viên của Việt Nam phải đăng đàn cải chính thông tin. Cách đây không lâu, HLV Nguyễn Hữu Thắng đã thẳng thắn trách giới truyền thông đưa tin bất lợi về đội tuyển. Thậm chí, VFF phải yêu cầu cán bộ truyền thông phải tạo giới hạn với các phóng viên bởi mọi thông tin, mọi bài tập chuẩn bị cho trận đấu đều được tung lên báo hoặc mạng xã hội.

Cách đây hơn chục năm, BTC nước chủ nhà và báo giới của họ nhất định săn lùng một phóng viên Việt Nam vì cho rằng, đó là người dựng chuyện làm ảnh hưởng đến hình ảnh SEA Games. Chưa hết, một cuộc chiến về truyền thông đã diễn ra giữa chủ nhà SEA Games 2005 là Philippines với các cơ quan truyền thông Thái Lan. Cuộc chiến ấy đã diễn ra rất căng thẳng bởi những chỉ trích lẫn nhau về công tác tổ chức, sự công bằng của trọng tài.

Vậy mới nói, thông tin về thể thao, nhất là công tác tổ chức không chỉ là chuyện đưa cho có, cho vui, mà phải thật sự chính xác. Bởi tin đã phát, các đội tuyển sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí là cả đoàn thể thao sẽ chịu áp lực bởi những thông tin không chuẩn xác, thậm chí là sai sự thật.