Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thi tốt nghiệp THPT 2011: Các trường dân lập lo xa

KTĐT - Nhanh nhạy với việc làm sao đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, nhiều trường dân lập đã cho học sinh tăng cường các môn thi “cứng” như Văn, Toán, Ngoại ngữ.

KTĐT - Nhanh nhạy với việc làm sao đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, nhiều trường dân lập đã cho học sinh tăng cường các môn thi “cứng” như Văn, Toán, Ngoại ngữ. Trong khi đó khối công lập bị hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, thời gian học phải theo đúng chương trình quy định nên khó có thể “vượt rào”.

Lo xa từ đầu năm

Theo thường lệ hàng năm, Bộ GD-ĐT vẫn duy trì thời điểm công bố 6 môn thi tốt nghiệp vào cuối tháng 3, tuy nhiên, hầu hết các trường dân lập đã phải lo xa từ trong năm học để làm sao học sinh sớm được tập trung ôn thi, vì nếu chờ đến khi công bố môn thi tốt nghiệp mới hướng dẫn ôn tập cho học sinh thì sẽ quá muộn và học sinh lại rơi vào tình trạng học lu bù cả ngày gây quá tải.

Thay vì để đến cuối năm học mới tăng tiết, “ép” học sinh ôn tập thì học sinh trường THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được tăng tiết ở những môn nằm trong khả năng thi tốt nghiệp. Ông Nguyễn Văn Hòa - Hiệu trưởng trường DL Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, do không bị hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, phòng học… nên trường đã tổ chức cho học sinh học 9 buổi/tuần ngay từ đầu năm học.

Với thời lượng học gần gấp đôi học sinh công lập thì việc tăng số tiết vào những môn quan trọng như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa là khả thi. Tương tự như vậy, học sinh trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng cũng được tăng khoảng 30% thời lượng tiết học so với chương trình học bình thường mà Bộ GD-ĐT ban hành đối với những môn quan trọng như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng cho biết, để phù hợp với học lực của phần đông học sinh yếu, trong năm học lớp 10 - 11, trường chỉ dạy kiến thức cơ bản nhất để học sinh tiếp thu theo đúng năng lực của mình. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm học lớp 12, các giáo viên của trường sẽ tăng cường bám sát chương trình SGK để các em có đủ kiến thức trong kỳ thi tốt nghiệp.

Dạy theo trình độ học sinh

Một trong những yêu cầu của Bộ GD-ĐT trước kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm là các trường không được cắt xén chương trình để tổ chức ôn thi cho học sinh lớp 12. Đối với các trường công lập, nếu không cắt xén các môn học phụ thì tất nhiên sẽ không có thời gian để tập trung ôn thi cho học sinh và đến sát kỳ thi, học sinh thường rất vất vả với việc ôn cùng lúc 6 môn thi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, lãnh đạo của nhiều trường THPT dân lập của Hà Nội đều cho rằng nếu theo đúng yêu cầu của Bộ, để đến gần kỳ thi mới tổ chức ôn tập thì không phù hợp với điều kiện của các trường dân lập. Với đầu vào của phần lớn các trường dân lập đều thấp, học lực chủ yếu là trung bình, nhiều em ý thức học tập rất kém nên khả năng tiếp thu bài có giới hạn thì việc ôn tập trong thời gian hơn 2 tháng với 6 môn thi là không khả thi.

Chính vì vậy, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường THPT DL Lương Thế Vinh cho biết, để có kết quả thi tốt, trường đã tăng thời lượng học các môn trọng tâm ngay từ đầu năm chứ không chờ đến khi có môn thi tốt nghiệp. Việc tăng thời lượng này được chia theo từng khối, với khối A, các môn Toán, Lý, Hóa được nâng cao, số tiết được tăng lên 6 tiết thay vì 3 hoặc 4 như quy định của bộ. Ở khối D, các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ cũng được nâng lên 6 tiết. Nhờ có việc điều chỉnh thời lượng này mà học sinh học rất thong thả. Sau Tết Âm lịch, khi chương trình các môn nâng cao (Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ) đã hoàn tất, các học sinh được ôn tập lại từ đầu đến cuối để củng cố kiến thức trước khi bước vào kỳ thi quan trọng.

Ngoài ra, theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng, phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT còn chưa hợp lý ở chỗ một tuần có tới hai tiết Quốc phòng nhưng chỉ có 3 tiết Toán thì học sinh khó có thể theo kịp chương trình vì vậy nhà trường cần chủ động tăng tiết học vào những môn quan trọng phù hợp với tốc độ tiếp thu của học sinh. Bên cạnh đó, việc rà soát trình độ học sinh, phân loại học sinh yếu kém, hổng kiến thức để tổ chức các lớp ôn tập riêng cũng là cách thức được các trường này triển khai thực hiện sớm để đẩy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của trường lên cao.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ