Thị trường chìm trong sắc đỏ
Thị trường hôm nay giao dịch trong trạng thái tiêu cực. VN-Index có thời điểm giảm 30 điểm, về 1.220 điểm trước khi thu hẹp nhẹ đà giảm về gần 25 điểm khi chốt phiên. VN-Index hạ cánh ở mức 1.226,96 điểm. Cổ phiếu "nằm sàn" la liệt.
Nhóm ngân hàng buổi sáng tăng tích cực nhưng khi chốt phiên, chỉ còn VCB tăng 1,68%, NAB tăng 1,65%, SSB tăng gần 1% còn lại giảm mạnh. Cụ thể: MBB giảm 4,1%, STB giảm 3,28%, VPB giảm 2,37%, TPB giảm 2,48%, ACB giảm 2,44%, SHB giảm 2,24%, BID giảm 1,68%, CTG giảm 1,72%, VIB giảm 2,36%...
Nhóm bất động sản - xây dựng có nhiều mã giảm kịch sàn: TCH, PDR, BCM, NTL, NHA, LDG, QCG… Ngoài ra, nhiều cổ phiếu khác cũng giảm sâu: DIG giảm 4,5%, NVL giảm 5,49%, DXG giảm 5,78%, CEO giảm 5,19%, NLG giảm 4,5%, IDC giảm 3,05%, HDC giảm 3,87%, KBC giảm 4,76%, KDH giảm 4%, VRE giảm 2,15%...
Riêng cổ phiếu HBC của Công ty Xây dựng Hòa Bình đi ngược thị trường, không chỉ thoát sàn sau 3 phiên giảm sàn liền trước mà còn tăng 1,2% lên 5.920 đồng/cổ phiếu.
Nhóm chứng khoán cũng giảm sâu: CTS, VDS giảm sàn, VCI giảm 5,39%, FTS giảm 6,85%, BVS giảm 7,78%, SHS giảm 6,79%, AGR giảm 6,36%, HCM giảm 4,34%, SSI giảm 4,72%, VND giảm 3,54%, BSI giảm 4,29%...
Diễn biến tiêu cực còn được ghi nhận tại các cổ phiếu ngành thép khi TLH và SMC giảm hết biên độ; HPG, HSG, NKG giảm mạnh.
Tại nhóm dầu khí, duy chỉ có PVD, PVS và PGD giữ được sắc xanh khi tăng nhẹ%; còn lại BSR, OIL, PVB, PVS, POS.. đều giảm điểm.
Không chỉ các nhóm chính giao dịch tiêu cực, nhóm công nghiệp cũng có nhiều cổ phiếu nằm sàn: DPG, HAH, VOS. Nhóm tiêu dùng và công nghệ thông tin cũng giảm mạnh: DGW giảm 6,4%, MWG giảm 2,66%, FPT giảm 2,95%, MSM giảm 3,1%, VNM giảm 1,82%....
Do bán tháo mạnh nên thanh khoản tăng, tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 24 nghìn tỷ đồng, cao hơn 30% so với phiên hôm qua.
Điểm tích cực hiếm hoi trong phiên giao dịch 1/8 là khối ngoại tranh thủ mua ròng nhưng quy mô chỉ khoảng 60 tỷ đồng. Các mã được nhà đầu tư nước ngoài “bắt đáy” mạnh có VCB (+200 tỷ đồng), VNM (+165 tỷ đồng), MWG (+109 tỷ đồng), MSN (+82 tỷ đồng).
Chiều ngược lại, cổ phiếu FPT (-171 tỷ đồng), SSI (-110 tỷ đồng), VIX (-69 tỷ đồng) bị xả ồ ạt.
Giá cổ phiếu CRE rơi về vùng thấp nhất 1 năm
Đóng cửa phiên 1/08, giá cổ phiếu CRE của Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ dừng ở mức 6.830 đồng/cp, giảm hơn 20% so với đầu năm, với thanh khoản trung bình gần 451 ngàn cổ phiếu/phiên. Đây là vùng giá thấp nhất 1 năm qua của cổ phiếu này.
Trước diễn biến này, ông Phạm Thanh Hưng (được biến đến với tên gọi Shark Hưng) - Phó Chủ tịch HĐQT Cen Land đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu CRE, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, trong thời gian từ 6/8 - 4/9/2024, với nhu cầu đầu tư cá nhân.
Nếu giao dịch thành công, Shark Hưng sẽ nâng sở hữu từ gần 13,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2.86%) lên gần 18,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,94%) tại Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ.
Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý 2, CRE mang về doanh thu thuần hơn 333 tỷ đồng và lãi ròng hơn 8 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 12% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Cen Land ghi nhận doanh thu thuần hơn 827 tỷ đồng, tăng 82%; lãi ròng hơn 16 tỷ đồng, gấp 11.4 lần cùng kỳ. Trong đó, hoạt động môi giới và đầu tư bất động sản chiếm chủ yếu với gần 775 tỷ đồng, tăng 73%.
Năm 2024, CRE lên kế hoạch tham vọng với doanh thu thuần 3,250 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng, gấp lần lượt 3,5 lần và gần 45 lần năm 2023. So với kế hoạch, Cen Land còn cách rất xa chỉ tiêu lãi trước thuế khi mới thực hiện được 10% sau 6 tháng.