Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường chứng khoán phải sạch và minh bạch

Kinhtedothi - “Một trong những điểm yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam là minh bạch. Nếu minh bạch ngay được từ báo cáo tài chính khi phát hành thì trong tương lai số người tham gia thị trường sẽ còn nhiều hơn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nói.

Ngày 20/4, Hội Truyền thông số Việt Nam phối hợp với báo Giao thông tổ chức Tọa đàm “Góp phần lành mạnh hoá thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Luôn giám sát, xử lý, tạo niềm tin thị trường

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, không chỉ Việt Nam mà các thị trường quốc tế đều trải qua những giai đoạn phát triển nóng như thị trường chứng khoán thời gian gần đây. Ông Nghĩa tin tưởng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn tiến lên cùng với đà tăng trưởng của thị trường thế giới.

Cơ sở của niềm tin này được TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra là kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh, kinh tế vĩ mô khá ổn định. “Đây là điểm tựa vô cùng quan trọng với thị trường chứng khoán. Thị trường vẫn sẽ rất tiềm năng nếu kinh tế phục hồi với tốc độ nhanh và mạnh, nhất là ở các ngành dịch công nghiệp chế biến, chế tạo”, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.

Tọa đàm “Góp phần lành mạnh hoá thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Để thị trường nhiều tiềm năng này ngày càng phát triển, theo Luật sư Trương Thanh Đức, làm xanh sạch thị trường phải là ưu tiên hàng đầu.

Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, hiện thị trường bức xúc khi các nhóm "thổi giá", các nhóm thường được gọi là "tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp" đang hoạt động mạnh mẽ mà chúng ta không có động thái giám sát, cảnh báo. Phải luôn giám sát, có biện pháp xử lý để tạo niềm tin thị trường.

“Yếu kém nhất của thị trường Việt Nam là minh bạch. Nếu minh bạch ngay được từ báo cáo tài chính khi phát hành thì trong tương lai số người tham gia thị trường sẽ còn nhiều hơn”, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nói.

Trong các giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển, các chuyên gia cho rằng, phải để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan độc lập thuộc Chính phủ chứ không thể để thuộc Bộ Tài chính như lâu nay. Nguyên nhân là vì thị trường chứng khoán có tính rủi ro cao không thể để cùng sự quản lý với một bên là ngân sách vốn có rủi ro thấp nhất, an toàn nhất. “Trong tương lai, nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được độc lập, có đủ tài lực, nhân lực, cơ sở vật chất mới có thể tạo được nền tảng thị trường chứng khoán minh bạch. Việc này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn nếu có sự thay đổi về tổ chức”, ông Nghĩa đề xuất.

Đẩy nhanh xếp hạng tín nhiệm với doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Về thị trường trái phiếu DN, các chuyên gia đánh giá, Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu trong và ngoài nước là kết hợp của Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. “Các chính sách được sửa đổi liên tục và có thể nói là tương đối hoàn thiện”, luật sư Trương Thanh Đức đánh giá.

Tuy nhiên, đối với chào bán trái phiếu riêng lẻ, cả Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán đều quy định không bán cho quá 100 nhà đầu tư, không công bố rộng rãi… Theo luật sư Đức, điều này vô lý vì càng phải công khai thì mới minh bạch thông tin ra thị trường.

Ngoài công khai thông tin, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, phải tăng cường công tác xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành.

Ông Nghĩa cho rằng, với đa số nhà đầu tư việc tiếp nhận và phân tích số liệu tài chính vẫn là khó khăn và càng khó khăn khi đánh giá các số liệu đó. “Đúng đắn nhất là đẩy nhanh các công ty xếp hạng, thậm chí cho phép liên doanh với các công ty quốc tế”, TS. Nghĩa đề xuất.

Khi nhà đầu tư nhìn vào xếp hạng của doanh nghiệp sẽ biết doanh nghiệp này được xếp hạng ở mức A, B hay C. Trên cơ sở đó, nếu muốn an toàn thì đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp được xếp hạng tốt và cũng đồng nghĩa với chấp nhận lãi suất thấp. Còn nếu muốn lãi suất cao thì đầu tư vào trái phiếu của những doanh nghiệp có xếp hạng thấp hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn.

Nhà đầu tư chứng khoán: "Bay hơn 30 điểm, tả tơi hết rồi"

Nhà đầu tư chứng khoán: "Bay hơn 30 điểm, tả tơi hết rồi"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm

08 Jul, 06:45 PM

Kinhtedothi - Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, gia cầm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

Hương vị từ đỉnh núi Tây Bắc

08 Jul, 04:30 PM

Kinhtedothi - Sơn La có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cà phê Arabica với diện tích trồng lớn và sản lượng cao. Cà phê Arabica Sơn La được biết đến với hương vị đặc trưng, mang đến trải nghiệm cà phê độc đáo.

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

Hưng Yên: nhãn được mùa, năng suất dự báo tăng 

08 Jul, 04:11 PM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trưởng Hưng Yên), vụ nhãn năm 2025 trên địa bàn tỉnh đang có nhiều tín hiệu tích cực. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi và việc người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, cây nhãn tại các vùng trọng điểm phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao, dự kiến năng suất toàn tỉnh tăng khoảng 15% so với năm 2024.

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

Lộ trình chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập

08 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tọa đàm “Đánh giá tiềm năng, lợi thế, gợi mở những giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên” đã vạch ra lộ trình chiến lược phát triển du lịch sau sáp nhập tỉnh, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ